Đẩy khí hàn Sinh Khương là sản phẩm độc quyền của Homecare, giúp tống đẩy khí hàn, giữ ấm cơ thể cực kì hiệu quả. Sản phẩm được chiết xuất từ các “dược liệu quý kinh điển” của việt Nam. Đặc biệt an toàn với phụ nữ mang thai, sản phụ và trẻ em.

An tâm mua Đẩy khí hàn sinh khương tại Home Care

Home Care là đơn vị hàng đầu chuyên cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp sau sinh tại nhà cho mẹ và bé. Sản phẩm được kiểm định an toàn bởi đội ngũ bác sĩ sản khoa, nhi khoa, dinh dưỡng chuyên môn cao có nhiều năm kinh nghiệm. Home Care có trên 15 năm kinh nghiệm phát triển, với gần 40 chi nhánh toàn quốc. Home Care liên tục được vinh danh nhiều giải thưởng quý giá do người tiêu dùng bình chọn, nổi bật với Sản Phẩm Uy Tín – Dịch Vụ Hoàn Hảo – Nhãn Hiệu Ưa Dùng.

Quý khách cần hỗ trợ tư vấn và đặt hàng vui lòng liên hệ qua:

Xe tăng K2 của Hàn Quốc tại triển lãm

Hãng Yonhap đưa tin triển lãm quốc phòng lớn nhất từ trước đến nay tại Hàn Quốc khai mạc vào hôm nay 17.10 nhằm thúc đẩy xuất khẩu vũ khí và công nghệ mới nhất, với các màn trình diễn của tiêm kích nội địa KF-21 và oanh tạc cơ B-52 của Mỹ.

Triển lãm Hàng không và Quốc phòng quốc tế Seoul (ADEX) 2023 diễn ra tại Căn cứ Không quân Seoul ở Seongnam phía nam thủ đô cho đến ngày 22.10, với sự tham gia của 550 công ty từ 35 nước.

Dự kiến sự kiện sẽ thu hút khoảng 30.000 khách tham quan, trong đó có hơn 114 quan chức quân sự và quốc phòng từ 55 quốc gia, đánh dấu lần tổ chức lớn nhất từ trước đến nay của sự kiện 2 năm một lần, được tổ chức từ năm 1996.

Trong lễ khai mạc, các đội bay biểu diễn Đại bàng đen của Hàn Quốc và Paul Bennet của Úc trình diễn chào mừng triển lãm.

Đội bay trình diễn Đại bàng đen của Hàn Quốc trên bầu trời Seongnam

Theo chương trình, tiêm kích KF-21 Hàn Quốc thực hiện chuyến bay trình diễn trong buổi ra mắt lần đầu trước công chúng, cùng với sự tham gia của các máy bay quân sự Mỹ, bao gồm tiêm kích tàng hình F-22, tiêm kích F-16, máy bay huấn luyện T-50 và máy bay do thám U2.

Không cung cấp vũ khí cho Ukraine, Hàn Quốc vẫn thu lợi lớn nhờ xung đột

Ngoài ra, máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler hoạt động trên tàu sân bay của Mỹ sẽ lần đầu tiên được trưng bày trước công chúng Hàn Quốc.

Các công ty Hàn Quốc có kế hoạch trưng bày các hệ thống và công nghệ vũ khí mới nhất của họ để thúc đẩy xuất khẩu quốc phòng, với hy vọng tạo động lực từ các thỏa thuận vũ khí quy mô lớn với Ba Lan.

Các trực thăng của Hàn Quốc bay phía trên tiêm kích F-22 của Mỹ tại triển lãm

Năm ngoái, xuất khẩu vũ khí của Hàn Quốc đạt mức cao kỷ lục 17,9 tỉ USD, khi nước này ký các hợp đồng lớn với Ba Lan để cung cấp xe tăng K2, pháo tự hành K-9, máy tấn công hạng nhẹ FA-50, và bệ phóng tên lửa đa nòng Chunmoo.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đặt mục tiêu chiếm 5% thị phần xuất khẩu vũ khí toàn cầu vào năm 2027 để trở thành nhà xuất khẩu quốc phòng lớn thứ 4 trên thế giới.

Theo chương trình, 4 ngày đầu tiên sẽ tổ chức các hội thảo và diễn đàn dành cho những quan chức ngành công nghiệp quốc phòng, trước khi triển lãm quốc phòng mở cửa cho công chúng trong 2 ngày cuối.

Các xe quân sự mô hình tại khu vực trưng bày của Công ty Hàng không Hanwha (Hàn Quốc)

Đội bay Đại bàng đen của Hàn Quốc trình diễn tại sự kiện

Đội bay sử dụng các máy bay T-50B dựa trên mẫu máy bay huấn luyện siêu thanh T-50 của Tập đoàn Công nghiệp hàng không Hàn Quốc (KAI)

Các thành viên Đội đặc nhiệm Cứu hộ Không quân của Hàn Quốc trình diễn tại sự kiện

Một thành viên đội cứu hộ vừa hoàn tất màn trình diễn

Tiêm kích nội địa KF-21 lần đầu tiên trình diễn trước công chúng trong sự kiện

Chiều 7/12, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) Việt Nam và Tổng cục Khí tượng Hàn Quốc đã tổ chức cuộc họp song phương lần thứ 6 theo hình thức trực tuyến.

Tại cuộc họp, hai bên đã cũng nghe Báo cáo tổng kết đánh giá hoạt động hợp tác từ cuộc họp song phương lần thứ 5. Đồng thời, thảo luận về các hoạt động hợp tác giữa hai cơ quan trong tương lai như: Hợp tác về ra đa thời tiết; hợp tác về vệ tinh, dự báo thời tiết (dự báo bão); ứng phó với thảm họa khí hậu; dịch vụ khí tượng biển; ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong dịch vụ thời tiết.

Theo GS.TS Trần Hồng Thái, Tổng Cục trưởng Tổng cục KTTV Việt Nam, năm 2020 và 2021 là khoảng thời gian đặc biệt của cơ quan KTTV hai nước.  Hai cơ quan KTTV đã thực hiện được tất cả các hạng mục hợp tác đề ra trong biên bản hợp tác song phương lần thứ 5, nổi bật là các hợp tác về tăng cường năng lực, hỗ trợ kỹ thuật ứng dụng vận hành ra đa; tiếp nhận và trao đổi chuyên gia từ Hàn Quốc đến hỗ trợ tư vấn cho sự phát triển của Tổng cục KTTV Việt Nam; hợp tác giữa các Đài KTTV khu vực ở Việt Nam với các đài khu vực của Hàn Quốc; hợp tác trạm giám sát khí hậu toàn cầu GAW và phối hợp xây dựng và tìm nguồn lực thực hiện các dự án ODA.

Có thể thấy, các hoạt động hợp tác giữa hai đơn vị đã dần đi vào chiều sâu với các hình thức đa dạng hơn, hướng tới sự phát triển bền vững của hai Tổng cục, phục vụ tốt công tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai phát triển bền vững kinh tế - xã hội của hai quốc gia.

GS.TS Trần Hồng Thái cũng cho biết, cuộc họp này, bên cạnh tổng kết lại các hoạt động của giai đoạn 2018 - 2020, hai Tổng cục sẽ cùng nhau trao đổi, thống nhất các hoạt động hợp tác mới trong giai đoạn 2021 - 2023 và thậm chí, hướng tới các hoạt động đến năm 2030 trong bối cảnh Tổng cục KTTV Việt Nam vừa dược chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành KTTV đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bên cạnh đó, Tổng cục Khí tượng Hàn Quốc và Tổng cục KTTV Việt Nam cũng đang đóng góp vai trò tích cực và quan trọng trong các hoạt động khác nhau của Tổ chức Khí tượng thế giới và Hiệp hội Khí tượng châu Á.

“Tôi tin tưởng rằng, các hoạt động hợp tác sắp tới của chúng ta bên cạnh hướng tới lợi ích của hai quốc gia cũng sẽ cùng nhau đóng góp cho sự phát triển cộng đồng KTTV thế giới nói chung và của cộng đồng KTTV châu Á nói riêng trong phòng chống thiên tai, bảo vệ sinh mạng, cuộc sống của con người và phát triển bền vững kinh tế - xã hội”, GS.TS Trần Hồng Thái nhấn mạnh.

TS. Park Kwangsuk, Tổng Cục trưởng Tổng cục Khí tượng Hàn Quốc cho biết, Việt Nam và Hàn Quốc đã có mối quan hệ lịch sử từ lâu đời trong lĩnh vực KTTV. Hai cơ quan đã ký kết Thỏa thuận hợp tác khí tượng từ năm 2009. Từ đó, hai bên đã tăng cường giao lưu, hợp tác tích cực trên nhiều lĩnh vực như biến đổi khí hậu, ra đa khí tượng, dự báo bão...

“Tôi mong rằng, qua cuộc họp hôm nay, chúng ta cùng tìm kiếm thêm các lĩnh vực hợp tác mới trong tương lai, đồng thời, tăng cường hợp tác hơn nữa để nâng cao dịch vụ khí tượng của hai cơ quan. Đây sẽ là cơ hội để hai cơ quan tiếp tục phát triển, đưa quan hệ hợp tác lên tầm cao mới”, TS. Park Kwangsuk cho biêết.

Tại cuộc họp, hai bên cũng ký Thỏa thuận gia hạn và Biên bản cuộc họp; thống nhất cuộc họp song phương lần thứ 7 giữa Tổng cục KTTV Việt Nam và Tổng cục Khí tượng Hàn Quốc sẽ được tổ chức 2 năm nữa tại Việt Nam./.

Tổng thống Yoon Suk Yeol cho biết, hệ thống lương hưu của Hàn Quốc cần có những thay đổi cơ bản về cấu trúc vì hiện tại, hệ thống này không cung cấp đủ thu nhập thay thế cho những người về hưu. Trong khi đó, thanh niên Hàn Quốc lo lắng rằng họ có thể không nhận được bất kỳ quyền lợi nào khi chính phủ dự báo quỹ này có nguy cơ cạn kiệt vào năm 2055.

Theo Tổng thống Yoon Suk Yeol, Chính phủ Hàn Quốc cam kết khôi phục lòng tin vào hệ thống lương hưu quốc gia thông qua các cải cách bền vững, lâu dài. Ngoài việc điều chỉnh các biến số như phí bảo hiểm và tỷ lệ thay thế thu nhập, “xứ sở kim chi” cần tăng lợi nhuận đầu tư của quỹ và đưa ra các cơ chế ổn định tự động để bảo đảm đủ ngân sách chi trả lương hưu bền vững, lâu dài.

Nhà lãnh đạo Hàn Quốc không nêu rõ mốc cụ thể cho mức phí bảo hiểm và tỷ lệ thay thế thu nhập, nhưng cho biết chính phủ sẽ sớm đưa ra đề xuất chi tiết. Ông cũng nhấn mạnh về nhu cầu cải cách phù hợp lao động trẻ tuổi, những người đóng góp nhiều nhất và nhận được phúc lợi muộn nhất, đồng thời ủng hộ việc tăng phí bảo hiểm khác biệt giữa thế hệ trẻ và thế hệ trung niên.

Tổng thống Yoon Suk Yeol cam kết cải cách hệ thống lương hưu trong bối cảnh đầu năm nay, các đảng đối lập đã thảo luận về việc tăng phí bảo hiểm lương hưu từ 9% lên 13% thu nhập của mỗi người lao động.

Bảo vệ kế hoạch tăng tuyển sinh ngành y

Tổng thống Yoon Suk Yeol một lần nữa đề cập cải cách lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, nhấn mạnh mục tiêu chính của chính quyền hiện nay là củng cố các hệ thống y tế thiết yếu và khu vực. Ông lưu ý rằng chính phủ đặt mục tiêu bảo đảm quyền tiếp cận công bằng và bình đẳng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe trên toàn quốc, nhất là ở các vùng nông thôn, không phải thủ đô.

Bất chấp làn sóng phản đối mạnh mẽ và nhiều tháng bãi công của các bác sĩ liên quan kế hoạch mở rộng tuyển sinh trường y, Tổng thống Yoon Suk Yeol khẳng định chính phủ sẽ không khuất phục trước áp lực như vậy. Nhà lãnh đạo Hàn Quốc giải thích rằng, việc đào tạo các chuyên gia y tế sẽ mất ít nhất 10 đến 15 năm. Nếu không hành động ngay bây giờ, “xứ sở kim chi” sẽ phải đối mặt tình trạng thiếu hụt 15.000 bác sĩ vào năm 2035. Do đó, việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh ngành y là cần thiết.

Theo đó, chính phủ sẽ tập trung vào việc đào tạo nhiều bác sĩ có tay nghề cao hơn bằng cách thúc đẩy giáo dục y khoa và cải cách hệ thống đào tạo. Ngoài ra, Hàn Quốc sẽ tăng cường cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe khu vực. Ông cam kết sẽ cải tổ hệ thống bảo hiểm y tế bằng cách cải thiện đáng kể mức phí cho các dịch vụ y tế thiết yếu và khu vực. Để thực hiện hiệu quả cải cách y tế, Tổng thống Yoon Suk Yeol công bố kế hoạch đầu tư ít nhất 10.000 tỷ won (khoảng 7,5 tỷ USD) trong 5 năm tới.

Liên quan vấn đề tỷ lệ sinh thấp đang diễn ra ở Hàn Quốc, Tổng thống Yoon Suk Yeol nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về một sự thay đổi cơ bản trong nền văn hóa cạnh tranh quá mức và khuôn khổ kinh tế-xã hội của đất nước. Việc phát triển cân bằng khu vực để giải quyết tình trạng tập trung ở các khu vực đô thị có thể là giải pháp cơ bản cho vấn đề này. Theo nhà lãnh đạo Hàn Quốc, để thu hút người dân và doanh nghiệp đến các tỉnh, điều kiện sống ở các khu vực này phải được cải thiện.