Phát triển công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng.

Phát triển công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết số 36-NQ/TW, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện 05 nhiệm vụ, giải pháp được nêu tại Nghị quyết số 36-NQ/TW:

1. Thống nhất nhận thức về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong tình hình mới: Tổ chức phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, quán triệt nội dung của Nghị quyết số 36-NQ/TW, Nghị quyết của Chính phủ tạo sự thống nhất trong nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân. Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học là nhiệm vụ, giải pháp ưu tiên trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các bộ, ngành, địa phương….

2. Xây dựng, hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học: Rà soát, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học; tạo môi trường thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng, sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học; bảo đảm an toàn sinh học để tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

Xây dựng cơ chế, chính sách vượt trội và các mô hình thí điểm áp dụng các cơ chế, chính sách mới/vượt trội để tạo đột phá phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ trong một số lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế, sản phẩm sinh học thân thiện với môi trường.

3- Tập trung phát triển, ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống; phát triển công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng Đề án phát triển công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng Đề án phát triển công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật lĩnh vực công thương…

4- Xây dựng nguồn nhân lực công nghệ sinh học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học: Xây dựng Đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển công nghệ cao; Đề án hỗ trợ đầu tư nâng cao năng lực nghiên cứu làm chủ công nghệ lõi và Đề án ươm tạo doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học quy mô công nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ mới, sở hữu trí tuệ; nghiên cứu sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học quy mô công nghiệp; xây dụng thương hiệu, thương mại hoá sản phẩm; khai thác, sử dụng hiệu quả các phát minh, sáng chế công nghệ sinh học có giá trị cao của thế giới, ứng dụng hiệu quả trong công nghiệp sinh học…

5- Hợp tác quốc tế về công nghệ sinh học: Xây dựng Đề án hợp tác quốc tế về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học gồm chính sách mua, bán, chuyển giao, trao đổi công nghệ; mô hình phát triển kinh tế sinh học.

Cấu trúc chương trình đào tạo bao gồm:

Một số môn lý thuyết có thể bao gồm cả phần bài tập thực tế, bài tập nhóm hoặc thực nghiệm đi kèm để học viên có thể áp dụng và liên hệ với lý thuyết.

Một số môn được đánh giá cuối kỳ bằng seminar nhằm giúp học viên trang bị kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo.

Tốt nghiệp nhóm ngành: Công nghệ thực phẩm

Tốt nghiệp nhóm ngành: Y tế công cộng, Y khoa

Thời gian thi tuyển (hằng năm): tháng 5 và tháng 10

Thời gian nộp hồ sơ (hằng năm): tháng 3 và tháng 8

Chỉ tiêu tuyển sinh (hằng năm): dự kiến 46 học viên.

Địa điểm đào tạo: Cơ sở Nguyễn Văn Cừ

Xem chi tiết tại Thông báo xét tuyển trình độ Thạc sĩ năm 2024 – đợt 1

Trực tiếp phục vụ và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người, Công nghệ Sinh học – Phát triển thuốc đang có những bước phát triển vô cùng vững chắc với những thành công rực rỡ. Để bắt kịp với những cơ hội phát triển mang tính toàn cầu hiện nay, USTH đã và đang phát triển chương trình Cử nhân ngành Công nghệ Sinh học – Phát triển thuốc hiện đại và nâng cao.

Chương trình đào tạo của ngành Công nghệ Sinh học – Phát triển thuốc được thiết kế để có thể trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cơ bản, phù hợp nhất trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến Công nghệ Sinh học – Phát triển thuốc. Chương trình hướng tới mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ tối đa công việc tương lai trong một thị trường có tính cạnh tranh cao.

Do đặc tính của chương trình cử nhân, nội dung các khóa học chuyên môn được thiết kế nhằm đảm bảo cung cấp các kiến thức cơ bản và tổng quát trong các lĩnh vực thuộc Công nghệ Sinh học – Phát triển thuốc. Để việc thu nhận các các kiến thức của sinh viên mang tính cập nhật và thực tế, toàn bộ các khóa học chuyên ngành đều có ít nhất 20% thời lượng dành cho việc thực hành trong các phòng thí nghiệm được trang bị hiện đại, đạt chuẩn quốc tế.

Ngoài ra, chương trình đào tạo liên ngành của USTH còn cung cấp các kỹ năng, kinh nghiệm thực tế thông qua các seminar khoa học, các khoá thực tập trong ngành công nghiệp, các cơ quan chính phủ, phi chính phủ NGOs và các viện nghiên cứu.

Cùng với việc cập nhật liên tục nội dung giảng dạy, sinh viên USTH luôn có điều kiện học tập và nghiên cứu cùng các giảng viên danh tiếng đến từ trong và ngoài nước. Vì vậy, sinh viên luôn tự tin giao tiếp và trao đổi kiến thức khoa học, trình bày ý tưởng sáng tạo của mình với thầy cô. Từ đó, sinh viên có những định hướng rõ ràng cho mình trong các kì thực tập tốt nghiệp và cho nghề nghiệp tương lai.

Để hoàn thành và mở rộng kiến thức nền tảng về ngành Công nghệ Sinh học – Phát triển thuốc, sinh viên sẽ phải hoàn thiện một bài “dự án nhóm”, và phải trải qua 3 tháng thực tập đề tài tốt nghiệp, cũng như phải tham gia một số các môn học tự chọn.

Ban hành theo Điều 5 – Chương II tại Quyết định số 1292/QĐ-ĐHKHCNHN ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, xem tại đây.

Tiếp tục bậc Cao học và phát triển sự nghiệp nghiên cứu

Chương trình của ngành Công nghệ Sinh học – Phát triển thuốc cho phép sinh viên tốt nghiệp chương trình Cử nhân lựa chọn tiếp tục theo học chương trình Thạc sĩ tại USTH và/hoặc tiếp tục học tập và nghiên cứu trong các lĩnh vực chuyên sâu như: Công nghệ sinh học phục vụ đời sống, Nghiên cứu hàn lâm, Giám định chất lượng, Nghiên cứu y sinh, Hóa – dược, Nông học, Quản trị dược học, Công nghệ dược phẩm, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ bảo quản sau thu hoạch v.v.

Kinh doanh và nghề nghiệp lĩnh vực công nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Sinh học – Phát triển thuốc tại USTH có nhiều cơ hội làm việc ở vị trí chuyên viên trong các lĩnh vực Công nghệ Sinh học – Phát triển thuốc học như: Chuyên viên tư vấn tại các công ty dược phẩm, y sinh, nông nghiệp hay công nghệ sinh học; Chuyên viên khoa học ở các cơ quan Nhà nước hoặc các Tổ chức Phi chính phủ (NGOs); cán bộ kĩ thuật tại các phòng xét nghiệm Y – Sinh; chuyên viên kinh doanh dược mỹ phẩm; chuyên gia bảo đảm chất lượng ngành Sinh – Dược, v.v.

Địa chỉ: Phòng 307, tầng 3, tòa nhà A21, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Địa chỉ: Phòng 102, tầng 1, tòa nhà A21, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Ứng dụng đạt kết quả trên nhiều lĩnh vực

Theo UBND thành phố Hồ Chí Minh, tính đến nay, thành phố có 134 phòng thí nghiệm phân tích chất lượng sản phẩm công nghệ sinh học thuộc nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, thực phẩm, dược phẩm, môi trường… Những phòng thí nghiệm này được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại, bước đầu đáp ứng nhu cầu nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học.

Theo Sở Khoa học và Công nghệ thành phố, thời gian qua, thành phố đã ưu tiên đầu tư nghiên cứu khoa học, phát triển, ứng dụng các công nghệ sinh học hiện đại và đạt được một số kết quả nổi bật. Cụ thể, trong lĩnh vực nông nghiệp, việc chọn tạo các loại giống cây trồng là hướng nghiên cứu được đẩy mạnh tại thành phố. Trung tâm Công nghệ sinh học, Khu Nông nghiệp công nghệ cao cùng một số đơn vị nghiên cứu đã chọn tạo được nhiều giống cây trồng mới như lan, dưa lưới, dưa leo, cà chua bi, cà chua, khổ qua, ớt cay...

Bên cạnh đó, TP Hồ Chí Minh cũng đã xây dựng các quy trình nhân giống và canh tác rau, hoa kiểng và dược liệu. Mặt khác, nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật và công nghệ nano trong trồng trọt đã tạo ra được nhiều chế phẩm sinh học có tính ứng dụng thực tiễn cao. Đồng thời, việc ứng dụng công nghệ sinh học trong lai tạo giống, quy trình nuôi dưỡng, điều trị - phòng bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi cũng có nhiều bước tiến vượt bậc.

Trong lĩnh vực thủy sản, thành phố tập trung nghiên cứu tạo giống cá cảnh quý hiếm, có giá trị; kỹ thuật sản xuất giống, nuôi thương phẩm; phòng chống bệnh thủy sản. Ứng dụng vi sinh vật để xử lý các phế phụ phẩm trong nông nghiệp, chất thải rắn hữu cơ, xử lý ô nhiễm môi trường, cải tạo đất nông nghiệp. Trong lĩnh vực y dược, một số hoạt chất từ thực vật, cây thuốc hướng đến phát triển các chế phẩm ứng dụng trong điều trị bệnh bước đầu đã được triển khai hiệu quả trong sản xuất và thương mại như Curcumin từ nghệ, EGCG từ trà xanh; Vincristin, Vinblastin, Navelbin làm thuốc chống ung thư; Alfuzosin làm thuốc điều trị u xơ tuyến tiền liệt...

Một trong những công trình nghiên cứu điển hình là nghiên cứu công nghệ sinh học chỉnh sửa hệ gien tạo giống kháng virus gây bệnh trên cây trồng, do TS Nguyễn Xuân Dũng cùng các cộng sự thuộc Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh triển khai và nghiên cứu thành công gien kháng bệnh khảm lá ở cây sắn (khoai mì). Từ nghiên cứu này, việc phát triển giống khoai mì có khả năng kháng virus, được xem là một giải pháp triển vọng nhất cho vấn đề kiểm soát bệnh.

Theo TS Nguyễn Xuân Dũng, củ sắn là một nguồn cung cấp năng lượng quan trọng do chứa rất nhiều carbohydrate; có thể được sử dụng ở dạng tươi (sau khi nấu), chế biến thành các sản phẩm thực phẩm, hoặc được dùng làm thức ăn cho gia súc. Tinh bột sắn có thể được sử dụng trong một loạt các ngành công nghiệp, từ sản xuất thực phẩm và dược phẩm đến sản xuất ethanol sinh học. Tại Việt Nam, sắn là một trong ba loại cây trồng (lúa, bắp và khoai mì) được ưu tiên phát triển. Năng suất sắn trung bình đạt khoảng 19 tấn/ha, với tổng sản lượng đạt khoảng 10 triệu tấn/năm. Sắn là nguồn nguyên liệu quan trọng cho sản xuất tinh bột, bột ngọt, thức ăn gia súc và đặc biệt là cồn sinh học.

GS, TS Lê Huy Hàm, nguyên Viện trưởng Di truyền nông nghiệp cho biết, để tạo ra một giống mới thường phải mất 7 - 10 năm. Thế nhưng kết quả nhân ra các giống sắn kháng bệnh khảm lá hiện nay có thể chỉ cần đến 3 năm là nhờ các nghiên cứu phân tích, nhận diện gien kháng bệnh nhanh, chính xác.

Với lợi thế của mình, theo góp ý của các chuyên gia và nhà khoa học đầu ngành, TP Hồ Chí Minh cần tập trung phát triển, phấn đấu đưa thành phố trở thành trung tâm nghiên cứu, sản xuất và dịch vụ thông minh về công nghệ sinh học, dẫn đầu cả nước và vươn tầm thế giới về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học; xây dựng ngành công nghiệp sinh học thành một trong những ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, đóng góp tích cực vào GRDP của thành phố nói riêng và cả nước nói chung.

Song song đó, thành phố cần tiếp tục, đẩy mạnh nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học; xây dựng chính sách phù hợp để phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học; xây dựng cơ chế bảo đảm mối liên kết, gắn bó giữa các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ sinh học. Đặc biệt, thành phố cần chú trọng hơn việc phát triển nguồn nhân lực công nghệ sinh học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học theo hướng hiện đại.

Một trung tâm nghiên cứu, sản xuất công nghệ sinh học của TP Hồ Chí Minh. Ảnh: THÀNH HÀ

Tăng cường liên kết, phát triển nguồn nhân lực

Một trong những bước đi quan trọng của TP Hồ Chí Minh trong việc phát triển ngành Công nghệ sinh học thời gian tới đó là phát triển nguồn nhân lực ngành Công nghệ sinh học. Về tạo nguồn nhân lực phục vụ nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao nói chung và công nghệ sinh học nói riêng, Thạc sĩ Lê Trung Cang và Thạc sĩ Trần Bá Thọ (Trường đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh) đã có một nghiên cứu chi tiết tại 10 trường đại học từ năm 2020. Theo đó, đội ngũ giảng viên, chuyên gia công nghệ cao của thành phố cần phải được bổ sung, tăng cường, đáp ứng nhu cầu thực tế.

Cụ thể, lượng sinh viên các ngành Công nghệ cao tuyển sinh năm 2020 lên đến hàng trăm nghìn em (riêng Công nghệ sinh học là 25.000 em). Nhưng trong tổng số 5.094 giảng viên cơ hữu của các trường, chỉ có khoảng 29,9% người đúng chuyên ngành công nghệ cao (gồm 11 giáo sư, 97 phó giáo sư, 270 tiến sĩ và 694 thạc sĩ), chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo nhân lực cao. Nhiều doanh nghiệp trong Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh phải đào tạo lại cho nhiều sinh viên mới ra trường...

Với thực tế này, nhóm nghiên cứu đề xuất doanh nghiệp và cơ sở đào tạo cần tăng cường phối hợp tuyển sinh, đào tạo theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng. Mặt khác, thành phố cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế thu hút nhân tài trong các lĩnh vực công nghệ cao, đáp ứng nguồn lực phát triển.

Về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Kim Huệ cho biết, thành phố đang xây dựng chính sách ưu đãi để thu hút các chuyên gia, nhà khoa học; phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, trung tâm xuất sắc giúp giải quyết các bài toán lớn trong lĩnh vực công nghệ sinh học.

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan, để tiếp tục phát triển nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học, thành phố phải tiếp tục triển khai nhiều nhiệm vụ. Nổi bật trong số đó là tăng cường tạo lập cơ sở vật chất, tăng liên kết, phối hợp đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học theo hướng hiện đại.

Đối với ngành nông nghiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh Đinh Minh Hiệp cho biết, năm 2023, ngành nông nghiệp thành phố tiếp tục thực hiện mạnh mẽ cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phát triển nông nghiệp đô thị, tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, tăng giá trị sản xuất từ 640 - 660 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất giống cây, giống con chất lượng và năng suất cao, đưa thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm giống cây, giống con của khu vực với việc tập trung chương trình phát triển về giống cây con và nông nghiệp công nghệ cao trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.

Về định hướng phát triển, Phó Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hồ Hải nêu rõ, thành phố đang hoàn thiện dự thảo chương trình hành động của Thành ủy triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/T.Ư ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới. Mục tiêu là phấn đấu đưa thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm nghiên cứu, sản xuất và dịch vụ thông minh về công nghệ sinh học, dẫn đầu cả nước và vươn tầm thế giới. Xây dựng ngành Công nghiệp sinh học thành một trong những ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng của thành phố.

Theo dự thảo chương trình hành động của Thành ủy TP Hồ Chí Minh triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, đến năm 2030, thành phố đặt mục tiêu đưa công nghiệp sinh học trở thành một trong những ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng; doanh nghiệp công nghiệp sinh học tăng 50% về quy mô đầu tư và quy mô tăng trưởng, thay thế ít nhất 50% sản phẩm công nghệ sinh học nhập khẩu; đóng góp 7% vào GRDP của thành phố. Công nghệ sinh học đạt trình độ tiên tiến trên một số lĩnh vực quan trọng, dẫn đầu cả nước về sản xuất và dịch vụ thông minh công nghệ sinh học.