Truyền nước biển (vô nước biển) là việc tiêm truyền các chất dinh dưỡng vào cơ thể qua đường tĩnh mạch. Đây là kỹ thuật y học được áp dụng phổ biến để hỗ trợ điều trị và phục hồi sức khỏe cho người bệnh.

Nhóm dịch truyền cung cấp nước và chất điện giải cho cơ thể

Đây là nhóm dịch truyền dùng cho các trường hợp mất nước và mất máu do tiêu chảy, ói mửa, bỏng, ngộ độc thực phẩm… Một số loại dịch truyền thuộc nhóm này là lactate ringer, bicarbonate natri 1,4%, natri clorua 0,9%…

Dịch truyền đặc biệt là nhóm dung dịch giúp bù nhanh albumin hoặc bù dịch tuần hoàn trong cơ thể. Chúng bao gồm dung dịch chứa  albumin, dung dịch haes – steril, dextran, gelofusin, dung dịch cao phân tử…

Có nên truyền nước biển tại nhà không?

Tại sao lại truyền nước biển? Hiện nay, không ít người vẫn chọn truyền nước biển như một cách giúp phục hồi thể trạng khi bị mệt mỏi hay có dấu hiệu suy nhược. Tuy nhiên, không phải trường hợp mệt mỏi, thiếu ngủ, kém ăn nào cũng cần truyền nước biển hay chuyền nước.

Để xác định có nên truyền nước không, người bệnh cần tiến hành xét nghiệm máu và các bước kiểm tra cần thiết khác. Nếu kết quả đo được thấp hơn mức bình thường, bác sĩ mới chỉ định cho người bệnh truyền nước biển.

Bên cạnh đó, nếu cơ thể bị mất nước nhưng vẫn ăn uống được thì người bệnh không nhất thiết phải truyền dịch. Lúc này, việc bù nước qua đường uống sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn. Cụ thể, việc uống một ly nước có pha thìa cà phê đường tương đương với truyền một chai glucose 5% hay húp một bát canh nhạt cũng tương đương với truyền một chai dung dịch muối 9%.

Ngoài ra, việc truyền nước biển chỉ an toàn khi có sự chỉ định và theo dõi sát sao của bác sĩ hay nhân viên y tế. Quá trình truyền dịch cần tuân thủ các quy định về tốc độ nhỏ giọt, liều lượng, đồng thời địa điểm truyền dịch phải đáp ứng các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất để xử lý kịp thời trong trường hợp xảy ra sự cố. Do đó, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua dịch truyền từ quầy thuốc hoặc sử dụng các dịch vụ truyền nước biển tại nhà. Việc lạm dụng truyền nước biển có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Những điều cần lưu ý khi truyền nước biển

Về mặt lý thuyết, dịch truyền cũng là một loại thuốc. Do đó, truyền dịch phải được thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Để phòng tránh các rủi ro không đáng có, bạn cần lưu ý các vấn đề sau khi truyền dịch:

Mất cân bằng điện giải: triệu chứng và điều trị

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 26-8, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương (PIF) đã khai mạc tại Tonga trong bối cảnh khu vực này đang thu hút sự chú ý của toàn cầu về nhiều vấn đề, trong đó có biến đổi khí hậu, an ninh và phát triển.

Tuyến đầu chống biến đổi khí hậu

Phát biểu tại hội nghị, Thư ký PIF, cựu Tổng thống Nauru Baron Waqa cho biết, các đảo quốc Thái Bình Dương đang ở trung tâm của lợi ích địa chính trị toàn cầu, ở tuyến đầu của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Theo Liên hợp quốc (LHQ), dù khu vực châu Á - Thái Bình Dương chỉ tạo ra 0,02% lượng khí thải carbon toàn cầu nhưng các quốc đảo trong khu vực đang ở tuyến đầu của cuộc khủng hoảng khí hậu, phải ứng phó với nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, từ những cơn bão nhiệt đới mạnh đến các đợt nắng nóng kỷ lục ở đại dương. Bên cạnh đó, mực nước biển tại Thái Bình Dương đang dâng cao, thậm chí nhanh hơn mức trung bình trên toàn cầu, đe dọa tới hàng triệu người dân, nhất là ở các quốc đảo nhỏ.

Tại hội nghị này, lãnh đạo PIF dự kiến sẽ tiếp tục thúc đẩy việc thành lập quỹ thích ứng với biến đổi khí hậu của khu vực. Đây là ý tưởng đã gặp trở ngại do các khoản đóng góp từ nước ngoài bị cạn kiệt. Họ cũng sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi nhanh chóng khỏi dầu mỏ, khí đốt và các nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm cao khác.

Cũng tại hội nghị, đề cập thách thức lớn về an ninh mà lãnh đạo các quốc đảo Thái Bình Dương đang phải đối mặt do cuộc khủng hoảng chính trị ở vùng lãnh thổ New Caledonia thuộc Pháp, Thủ tướng Tonga Siaosi Sovaleni nhấn mạnh: “Chúng ta cần phải đạt được thỏa thuận về tầm nhìn đối với một khu vực hòa bình và an ninh”.

Cũng tại phiên khai mạc, Tổng Thư ký LHQ António Guterres cho rằng “thế giới có nhiều điều để học hỏi từ các đảo quốc Thái Bình Dương” và phải hành động để hỗ trợ các sáng kiến ​​của khu vực này.

Ông António Guterres nhấn mạnh những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với khu vực Thái Bình Dương: “Những quyết định mà các nhà lãnh đạo trên thế giới đưa ra trong những năm sắp tới sẽ quyết định số phận, trước hết là của người dân trên các quốc đảo Thái Bình Dương, sau đó là người dân ở những nơi khác” và khẳng định: “Nếu chúng ta cứu được Thái Bình Dương, chúng ta sẽ cứu được thế giới”.

Ông António Guterres cho rằng tham vọng của các quốc đảo Thái Bình Dương về một Thái Bình Dương không có nhiên liệu hóa thạch là tiền đề cho Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và cho cả thế giới hành động. Tuy nhiên, ông cho biết khu vực này rất cần năng lực tài chính và công nghệ để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi, đầu tư vào khả năng thích ứng và phục hồi.

Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương là tập hợp khu vực để giải quyết các vấn đề và thách thức cấp bách, đồng thời thúc đẩy sự hợp tác trong việc theo đuổi các mục tiêu chung.

Được thành lập năm 1971, PIF bao gồm 18 thành viên: Australia, Quần đảo Cook, Liên bang Micronesia, Fiji, Polynesia (thuộc Pháp), Kiribati, Nauru, New Caledonia (thuộc Pháp), New Zealand, Niue, Palau, Papua New Guinea, Cộng hòa Quần đảo Marshall, Samoa, Quần đảo Solomon, Tonga, Tuvalu và Vanuatu. Theo thống kê đến năm 2020, tổng dân số của PIF khoảng 42,8 triệu người, GDP danh nghĩa ước tính đạt 1.684 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 13.690 USD.

Nhóm dịch truyền cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể

Các loại dịch truyền phổ biến thuộc nhóm này gồm đường (glucoza, dextrose), các dung dịch chứa chất béo, chất đạm hoặc vitamin (alversin 40, amino – plasmal 5%, amigolg 8,5%, lipofundin, nutrisol 5%, vitaplex, clinoleic…). Đối tượng sử dụng thường là người suy dinh dưỡng, người bệnh sau phẫu thuật, người không thể ăn uống được bình thường, không tiêu hóa được thức ăn…