Pháp luật luôn là một trong những công cụ sắc bén trong quá trình Nhà nước quản lý xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được nguồn gốc của pháp luật hay pháp luật ra đời khi nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này:
Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam?
Tại Hội nghị lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Đảng ta đã xác định: “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp hoặc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có tính chất công nghiệp”.
Giai cấp công nhân là một trong các giai cấp ở Việt Nam hiện nay
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền với chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam. Giai cấp công nhân Việt Nam mang những đặc điểm chủ yếu sau đây:
- Ra đời trước giai cấp tư sản vào đầu thế kỷ XX, là giai cấp trực tiếp đối kháng với tư bản thực dân Pháp và bè lũ tay sai của chúng. Giai cấp công nhân Việt Nam phát triển chậm vì nó sinh ra và lớn lên ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến, dưới ách thống trị của thực dân Pháp.
- Trực tiếp đối kháng với tư bản thực dân Pháp, trong cuộc đấu tranh chống tư bản thực dân đế quốc và phong kiến để giành độc lập chủ quyển, xóa bỏ ách bóc lột và thống trị thực dân, giai cấp công nhân đã tự thể hiện minh là lực lượng chính trị tiên phong để lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải quyết mâu thuẫn cơ bản giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc thực dân và phong kiến thống trị, mở đường cho sự phát triển của dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản. Giai cấp công nhân Việt Nam không chỉ thể hiện đặc tính cách mạng của mình ở ý thức giai cấp và lập trường chính trị mà còn thể hiện tinh thần dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, với dân tộc có truyền thống yêu nước, đoàn kết và bất khuất chống xâm lược.
Tuy số lượng giai cấp công nhân Việt Nam khi ra đời còn ít, những đặc tính của công nhân với tư cách là sản phẩm của đại công nghiệp chưa thật sự đầy đủ, lại sinh trưởng trong một xã hội nông nghiệp còn mang nhiều tàn dư của tâm lý tiểu nông nhưng giai cấp công nhân Việt Nam sớm được tôi luyện trong đấu tranh cách mạng chống thực dân đế quốc nên đã trưởng thành nhanh chóng về ý thức chính trị của giai cấp, sớm giác ngộ lý tưởng, mục tiêu cách mạng, tức là giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình, nhất là từ khi Đảng ra đời. Lịch sử đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và của Đảng cũng như phong trào công nhân Việt Nam do Đảng lãnh đạo gắn liền với lịch sử và truyền thống đấu tranh của dân tộc, nổi bật ở truyền thống yêu nước và đoàn kết đã cho thấy giai cấp công nhân Việt Nam trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, với Đảng Cộng sản, với lý tưởng, mục tiêu cách mạng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để và là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong của mình là Đảng Cộng sản.
- Giai cấp công nhân Việt Nam gắn bó mật thiết với các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Lợi ích của giai cấp công nhân và lợi ích dân tộc gắn chặt với nhau, tạo thành động lực thúc đẩy đoàn kết giai cấp gắn liền với đoàn kết dân tộc trong mọi thời kỳ đấu tranh cách mạng, từ cách mạng giải phóng dân tộc đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
Đại bộ phận công nhân Việt Nam xuất thân từ nông dân và các tầng lớp lao động khác, cùng chung lợi ích, cùng chung nguyện vọng và khát vọng đấu tranh cho độc lập tự do, để giải phóng dân tộc và phát triển dân tộc Việt Nam, hướng đích tới chủ nghĩa xã hội nên giai cấp công nhân Việt Nam có mối liên hệ tự nhiên, chặt chẽ với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động trong xã hội. Đặc điểm này tạo ra thuận lợi để giai cấp công nhân xây dựng khối liên minh giai cấp với giai cấp nông dân, với đội ngũ trí thức làm nòng cốt trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đó cũng là cơ sở xã hội rộng lớn để thực hiện các nhiệm vụ cách mạng thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam, trước đây cũng như hiện nay.
Những đặc điểm nêu trên bắt nguồn từ lịch sử hình thành và phát triển giai cấp công nhân Việt Nam với cơ sở kinh tế - xã hội và chính trị ở đầu thế kỷ XX.
Ngày nay, nhất là trong hơn 30 năm đổi mới vừa qua, những đặc điểm đó của giai cấp công nhân đã có những biến đổi do tác động của tình hình kinh tế - xã hội trong nước và những tác động của tình hình quốc tế và thế giới. Bản thân giai cấp công nhân Việt Nam cũng có những biến đổi từ cơ cấu xã hội - nghề nghiệp, trình độ học vấn và tay nghề bậc thợ, đến đời sống, lối sống, tâm lý ý thức. Đội tiên phong của giai cấp công nhân là Đảng Cộng sản đã có một quá trình trưởng thành, trở thành Đảng cầm quyền, duy nhất cầm quyền ở Việt Nam, đang nỗ lực tự đổi mới, tự chỉnh đốn để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, làm cho Đảng ngang tầm nhiệm vụ.
Các giai cấp ở Việt Nam hiện nay bao gồm những giai cấp nào?
Theo chủ nghĩa Mác-Lê Nin, “Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội không phải là xóa bỏ chế độ sở hữu nói chung, mà là xoá bỏ chế độ sở hữu tư sản"
Có thể hiểu việc giải phóng giai cấp là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, đại diện là tầng lớp công nhân và nhân dân lao động. Tính giai cấp không còn dựa vào việc sở hữu tư sản mà phân hoá theo các chức năng lao động trong xã hội như:
- Giai cấp tiểu thương, doanh nghiệp tự do
Tương tự, Việt Nam là Nhà nước xã hội chủ nghĩa do đảng cộng sản lãnh đạo do vậy các giai cấp ở việt nam hiện nay cũng như trên.
Taị Điều 1 Hiến pháp 2013 cũng có nêu rõ như sau:
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
Các giai cấp ở việt nam hiện nay bao gồm những giai cấp nào? Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam? (Hình từ Internet)
Câu hỏi: Pháp luật ra đời khi nào?
Đáp án: Đáp án đúng là đáp án C. Pháp luật ra đời khi nhà nước ra đời.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là gì?
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã xác định vai trò giai cấp công nhân và sử mệnh lịch sử to lớn của giai cấp công nhân ở nước ta.
“Trong thời kỳ đổi mới, giai cấp công nhân nước ta có sứ mệnh lịch sử to lớn; là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng”.
Thực hiện sứ mệnh lịch sử to lớn đó, giai cấp công nhân Việt Nam phát huy vai trò của một giai cấp tiên phong, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể thuộc nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, giai cấp công nhân đã phát huy vai trò tiên phong thu hút nhiều tầng lớp Nhân dân Thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn tham gia đấu tranh ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt. Ảnh: Công nhân, phụ nữ Sài Gòn hưởng ứng biểu tình chống Mỹ – ngụy trong ngày Quốc tế Lao động 1/5, năm 1966.
Ngày 26 tháng 12 năm 1966, hàng ngàn công nhân khuân vác ở cảng Sài Gòn tiến hành bãi công, biểu tình, tuần hành đòi tăng lương, cải thiện đời sống và chống sa thải.
Đại hội bất thường Công nhân viên văn phòng Esso Saigon, kho xăng dầu Nhà Bè, kho xăng Tân Sơn Nhất biểu quyết đình công, chống sa thải công nhân tại trụ sở Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam (nay là trụ sở Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh), năm 1966.
Công nhân và Nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn xuống đường đấu tranh chống trò hề bầu cử gian lận của Mỹ – Thiệu – Kỳ, ngày 3 tháng 9 năm 1967.
Các cuộc đấu tranh toàn diện và mạnh mẽ của các tầng lớp Nhân dân Sài Gòn đã chuẩn bị một bước nhảy vọt kỳ diệu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. Ảnh: Lực lượng công nhân và Nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn biểu tình chống Mỹ – ngụy, năm 1968.
Công nhân bộ phận làm ống phóng lựu và AT của Z28, Đoàn 86 sản xuất vũ khí phục vụ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.
Công nhân nhà máy Vinatexco chiến đấu trong đợt I cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.
Công nhân Lý Quốc Hòa tham gia chiến đấu trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậyxuân Mậu Thân 1968.
Trong các công trường, nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ,…công nhân miền Bắc hăng hái thi đua, tăng gia sản xuất góp phần chi viện cho tiền tuyến chống Mỹ với khẩu hiệu thi đua “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”.Ảnh: Công nhân Đặng Thị Hà – gương phụ nữ điển hình, thợ dệt giỏi của Nhà máy Liên hợp Dệt Nam Định.
Hưởng ứng phong trào Học tập và làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, công nhân Nhà máy Cơ khí Hà Nội hăng hái thi đua sản xuất, năm 1970.
Công nhân Việt – Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn tham dự mít tinh tại Tổng Liên đoàn Lao động, ngày 1 tháng 5 năm 1971.
Báo chí Sài Gòn đăng tin về các cuộc đấu tranh, đình công của công nhân, đặc biệt là cuộc Tổng đình công của 26 nghiệp đoàn trong Ban vận động giảm thuế và tăng lương bổng từ ngày 29 tháng 7 đến ngày 30 tháng 7 năm 1971.
Công nhân Hãng pin Con Ó đình công đòi quyền dân sinh dân chủ, ngày 7 tháng 10 năm 1971.
Đông đảo thanh niên công nhân, Nhân dân lao động Sài Gòn xuống đường biểu tình chống chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, đòi thi hành Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, thả tù chính trị…, năm 1973.
Ông Nguyễn Văn Lang (Bảy Kiếng), cán bộ công vận lãnh đạo công nhân đấu tranh bị đưa ra tòa xét xử, ngày 03 tháng 9 năm 1973.
Ngày 25 tháng 9 năm 1974, Ủy ban Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Khu Sài Gòn – Gia Định ra lời kêu gọi chống chính quyền Thiệu, đòi hòa bình, tự do, dân chủ.Ảnh: Làn sóng đấu tranh đòi Mỹ rút quân về nước, lật đổ ngụy quyền dâng lên mạnh mẽ khắp miền Nam, nhất là trong lực lượng công nhân, học sinh, sinh viên.
Giới báo chí trở thành một mũi xung kích công khai chống chế độ độc tài Nguyễn Văn Thiệu. Đông đảo các chủ báo, ký giả và công nhân tham gia mít tinh, diễu hành đấu tranh chống sắc luật 007, kềm kẹp báo chí của Thiệu, ngày 10 tháng 10 năm 1974.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, giai cấp công nhân Việt Nam đã phát huy vai trò tiên phong trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, góp phần đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Ảnh: Ngày 30 tháng 4 năm 1975, lực lượng công nhân, Nhân dân lao động vui mừng chào đón đoàn quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta.
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng lãnh đạo Trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh tham quan triển lãm sản phẩm công nghệ cao tại buổi gặp gỡ công nhân, lao động kỹ thuật cao của bảy địa phương thuộc các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 5 năm 2019.
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh cùng đại diện các Sở, ngành tham dự Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2019 – 2025” nhằm thảo luận và đề xuất biện pháp xây dựng đô thị thông minh, làm rõ vai trò, vị trí của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với sự phát triển của Thành phố, nâng cao nhận thức các cấp, các ngành, người lao động trong việc nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, ngày 20 tháng 3 năm 2019.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cùng các nhà khoa học, đại diện các doanh nghiệp tham dự Hội thảo “Đào tạo nhân lực trình độ quốc tế ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 – 2030” do Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức nhằm phát huy sáng kiến trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thành phố, ngày 15 tháng 8 năm 2019.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và đồng chí Trần Vĩnh Tuyến, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố khảo sát thực tế việc ứng dụng công nghệ thông tin và gặp gỡ đội ngũ nhân sự vận hành tại Trung tâm Điều hành giao thông thông minh, ngày 15 tháng 7 năm 2019.
Đồng chí Võ Thị Dung, Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tham quan mô hình robot được trưng bày tại Triển lãm “Tự hào công nhân Thành phố anh hùng”, ngày 26 tháng 6 năm 2018.
Ngày 20 tháng 12 năm 2019, tại Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố đã tổ chức Hội nghị triển khai quy chế tích hợp, quản lý, vận hành, khai thác kho dữ liệu dùng chung của Thành phố cho các Sở, ban, ngành, quận, huyện để xây dựng Cổng dữ liệu cung cấp thông tin đến người dân, tổ chức, doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế – văn hóa, xã hội, hướng đến nền kinh tế số.
Hội thảo “Ứng dụng công nghệ 4.0 trong đào tạo Nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố” do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố tổ chức nhằm đề ra các giải pháp trong việc áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào công tác giáo dục nghề nghiệp nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng, ngày 29 tháng 11 năm 2019.
Sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Thành phố được hướng dẫn thực hành nghề kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trên thiết bị tiên tiến nhằm nâng cao tay nghề có chuyên môn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
Các học viên được trao chứng chỉ tại Lễ bế giảng “Khóa đào tạo lĩnh vực chế tạo, đóng gói, kiểm định và thương mại hóa linh kiện vi cơ điện tử (MEMS) do Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu Công nghệ Cao Thành phố phối hợp với Đại học TuDeft và Công ty Fabmax (Hà Lan) tổ chức.
Các thiết bị tự động, giải pháp công nghệ của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố được giới thiệu tại Diễn đàn kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (HEF 2018) với chủ đề “Kiến tạo đô thị sáng tạo, tương tác – vai trò vận động của doanh nghiệp”, ngày 23 tháng 11 năm 2018.
Triển lãm sản phẩm công nghệ do công nhân sáng chế thu hút khách tham quan tại buổi gặp gỡ của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh với công nhân, chủ đề: “Công nhân, lao động kỹ thuật cao – một trong những động lực để phát triển đất nước” được tổ chức tại Hội trường Thành phố, ngày 05 tháng 5 năm 2019.
Đồng chí Trần Thị Diệu Thúy, Thành ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh tuyên dương doanh nghiệp thực hiện tốt công tác chăm lo cho công nhân lao động, năm 2018.
Liên đoàn Lao động Thành phố tổ chức hội nghị tuyên dương tập thể, cá nhân thực hiện tốt “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; công nhân, viên chức, lao động xuất sắc trong phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo và gương “Người tốt, việc tốt” năm 2018.
Các kỹ sư, công nhân tiêu biểu có nhiều sáng kiến, cải tiến, nghiên cứu khoa học thiết thực áp dụng vào quá trình lao động, sản xuất, kinh doanh được tuyên dương tại Lễ trao Giải thưởng Tôn Đức Thắng lần thứ 19 – năm 2019 nhân Kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 – 20/8/2019), ngày 20 tháng 8