Thuật ngữ kim ngạch xuất khẩu dùng để định lượng hóa kết quả xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Kim ngạch xuất khẩu là một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển kinh tế và tài chính và phản ánh các điều kiện hiện tại và tương lai của một doanh nghiệp và một quốc gia.

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam qua các năm

Năm 1986, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 2,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 789 triệu USD và nhập khẩu là 2,15 tỷ USD.

Đến năm 2006, sau 20 năm, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 84,7 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu đạt 39,8 tỷ USD; giá trị nhập khẩu đạt 44,9 tỷ USD.

Dấu mốc Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 đã thực sự mở ra một trang mới cho hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Cụ thể, ngày 1/12/2007, kim ngạch xuất nhập khẩu lần đầu tiên vượt mốc 100 tỷ USD.

Ngày 24 tháng 12 năm 2011, cột mốc quan trọng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt được là 200 tỷ USD. Đến năm 2017, con số đó đã tăng gấp đôi lên 400 tỷ USD. Chỉ trong 10 năm (2007-2017), kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã tăng gấp 4 lần.

Kết quả xuất nhập khẩu tiếp tục đạt những mốc son mới, năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước vượt 480 tỷ USD, trong đó xuất khẩu gần 243,5 tỷ USD. Việt Nam tăng trưởng ấn tượng, đứng thứ 26 về xuất khẩu và thứ 23 về nhập khẩu. Vì vậy, Việt Nam tiếp tục đứng trong nhóm 30 quốc gia và vùng lãnh thổ có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất thế giới.

4 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2018, vượt 78,7 tỷ USD.Theo bảng xếp hạng gần đây nhất năm 2021, WTO ghi nhận xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ 23 thế giới và nhập khẩu của Việt Nam đứng thứ 20 thế giới. Trong ASEAN, Việt Nam là nước xuất khẩu và nhập khẩu lớn thứ hai (sau Singapore).

Kim ngạch xuất khẩu là một trong những yếu tố quan trọng để đo lường trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia. Kim ngạch xuất khẩu phụ thuộc phần lớn vào sự biến động của hoạt động thương mại và quan hệ toàn cầu.

Qua bài viết này, hy vọng Xuất nhập khẩu Lê Ánh đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích để làm việc trong ngành xuất nhập khẩu đạt hiệu quả tốt nhất.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM & Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học khai báo hải quan chuyên sâu, khóa học báo cáo quyết toán hải quan, Khóa học purchasing, khóa học sale xuất khẩu chuyên sâu... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu online/ offline: 0904.84.8855

Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM

Một quốc gia có kim ngạch xuất khẩu cao cho thấy nền kinh tế quốc gia đó có khả năng sản xuất và cung ứng hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế. Một quốc gia có kim ngạch nhập khẩu cao cho thấy nền kinh tế quốc gia đó có nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài. Nếu kim ngạch xuất khẩu vượt quá kim ngạch nhập khẩu, quốc gia đó sẽ có thặng dư thương mại, trường hợp kim ngạch nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu thì sẽ bị thâm hụt thương mại.

Kim ngạch là tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu hoặc nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Đây là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực kinh tế thương mại, là chỉ số quan trọng để đánh giá hoạt động thương mại của một quốc gia.

Kim ngạch cũng thể hiện mức độ tham gia của một quốc gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế và sự cạnh tranh của các mặt hàng, dịch vụ sản xuất trong nước trên thị trường quốc tế. Trong đó, có 2 loại kim ngạch chính bao gồm:

Kim ngạch xuất khẩu: là tổng giá trị của các hàng hóa, dịch vụ mà một quốc gia bán ra thị trường quốc tế trong một khoảng thời gian cụ thể. Nó phản ánh khả năng cạnh tranh của quốc gia đó trên thị trường quốc tế và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của quốc gia đó.

Kim ngạch nhập khẩu: là tổng giá trị của các hàng hóa, dịch vụ mà một quốc gia nhập từ thị trường quốc tế trong một khoảng thời gian nhất định. Kim ngạch nhập khẩu cho thấy mức độ phụ thuộc của quốc gia đó vào hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu, có ảnh hưởng đến thâm hụt thương mại của quốc gia đó.

Tổng kim ngạch của một quốc gia là tổng 2 loại kim ngạch xuất nhập khẩu. Tổng này thể hiện giá trị tổng hợp của hàng hóa, dịch vụ tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế của quốc gia đó trong một khoảng thời gian nhất định.

Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại

Xúc tiến thương mại là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp Việt Nam với thị trường quốc tế. Để nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, cần đổi mới cách thức triển khai, tập trung vào các thị trường mục tiêu, các sản phẩm, dịch vụ có tiềm năng xuất khẩu.

Bài tập tính kim ngạch xuất nhập khẩu

Dựa vào bảng số liệu dưới đây để tính kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2010 – 2020:

Giá trị xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2010 – 2020

Kim ngạch xuất nhập khẩu = (Giá trị xuất khẩu / Giá trị nhập khẩu) x 100%

Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2010 – 2020 (Đơn vị: %) là:

Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các hiệp định thương mại tự do (FTA)

Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều FTA quan trọng, tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu. Để tận dụng hiệu quả các cam kết trong các FTA, cần hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, quy định của thị trường các nước nhập khẩu.

Logistics là một trong những yếu tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Để nâng cao năng lực logistics, cần tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ, dịch vụ logistics.

Để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và đạt được sự cân đối trong cán cân thương mại, việc tăng cường sản xuất và chế biến hàng hóa có giá trị gia tăng cao là rất quan trọng. Đặc biệt, cần tập trung vào việc chế biến các sản phẩm từ nguyên liệu nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và các sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao.

Bộ Công Thương nhận định, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang khó khăn và gặp nhiều thách thức như hiện nay. Nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng tại thị trường xuất khẩu tại Việt Nam đã và đang xuất hiện nhiều xu hướng mới, đặc biệt là giá cả. Song song đó, chất lượng và các yêu cầu liên quan tới việc bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, sống xanh, chuỗi cung ứng sạch, bền vững,... cũng được chú ý. Bộ Công Thương cũng dự báo, từ nay đến cuối 2023 và đầu 2024, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ khởi sắc hơn, bởi lúc này nhu cầu thị trường đã tăng lên và tồn kho giảm.

Theo số liệu về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2019 do Tổng cục Hải quan vừa công bố, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước năm 2019 đạt 517,26 tỷ USD, tăng 7,6% so với năm 2018. Trong đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu là 264,19 tỷ USD, tăng 8,4% và nhập khẩu là 253,07 tỷ USD, tăng 6,8% so với năm 2018.

Như vậy, với kết quả này, quy mô xuất nhập khẩu hàng hóa trong năm 2019 của Việt Nam đạt mức tăng khá cao 36,69 tỷ USD, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức tăng tới 52,44 tỷ USD của năm 2018.

Cán cân thương mại hàng hóa trong năm 2019 thặng dư lên tới 11,12 tỷ USD, mức cao nhất từ trước tới nay. Con số xuất siêu của Việt Nam trong năm nay đã tăng 62,9% so với năm trước.

Đáng chú ý, trong hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ Việt Nam có quan hệ ngoại thương, Trung Quốc tiếp tục duy trì vị thế là thị trường lớn nhất và là năm thứ hai liên tiếp kim ngạch giữa 2 nước đạt 100 tỷ USD trở lên.

Cụ thể, năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 116,866 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu của Việt Nam là 41,414 tỷ USD và nhập khẩu tới 75,452 tỷ USD. So với năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc tăng thêm hơn 10 tỷ USD (năm 2018 là 106,706 tỷ USD).

Như vậy, riêng thị trường Trung Quốc chiếm đến 22,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong năm ngoái. Đặc biệt, thị phần kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tới gần 30%. Tuy nhiên, kim ngạch tăng thêm chủ yếu từ hoạt động nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh, trong khi xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này tăng không đáng kể.

So với 1 năm trước, năm 2019, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng thêm tới 10,014 tỷ USD, trong khi xuất khẩu chỉ tăng gần 150 triệu USD. Chính vì vậy, cán cân thương mại của nước ta với Trung Quốc bị thâm hụt rất lớn lên tới hơn 34 tỷ USD./.