Ngày 10-12-2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thuế GTGT từ 1 7 2024 sẽ như thế nào? Giảm thuế GTGT từ 01/7/2024 đúng không?

Nóng: Đã có Nghị định 72/2024/NĐ-CP chính thức giảm 2% thuế GTGT 2024 từ 1 7 2024 đến hết năm 2024

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 94/2023/NĐ-CP thì thời gian giảm thuế GTGT cho năm 2024 kéo dài từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 30/6/2024.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết giảm thuế giá trị gia tăng từ ngày 01/7/2024 đến ngày 31/12/2024 đang được lấy ý kiến.

Theo đó, đề xuất tiếp tục giảm thuế GTGT, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% xuống 8% trừ một số hàng hóa, dịch vụ.

Nội dung Dự thảo Nghị định giảm thuế giá trị gia tăng mới kế thừa nội dung của Nghị định 94/2023/NĐ-CP giảm thuế giá trị gia tăng từ 01/01/2024 - 30/06/2024. tải

Cụ thể, tại Điều 1 Dự thảo Nghị định về giảm thuế giá trị gia tăng có đề xuất như sau:

- Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: Viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, sản xuất kim loại và sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, ngành khai khoáng (không kể khai thác than), sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất, các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

- Thời gian áp dụng giảm thuế giá trị gia tăng 2% quy định tại khoản 1 Điều này từ ngày 01 tháng 07 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024.

Hiện tại, đây là nội dung Dự thảo Nghị định về chính sách giảm thuế GTGT từ 1 7 2024 và chưa có văn bản chính thức về việc giảm thuế GTGT từ 01/7/2024.

Xem toàn bộ nội giảm thuế GTGT chính thức từ 01/7/2024 tại đây.

Thuế GTGT từ 1 7 2024 sẽ như thế nào? Thuế suất thuế GTGT đến hết năm 2024 sẽ có bao nhiêu mức?

Hàng hóa, dịch vụ nào tiếp tục được đề xuất giảm thuế GTGT từ 01/7/2024?

Nội dung Dự thảo Nghị định giảm thuế giá trị gia tăng mới kế thừa nội dung của Nghị định 94/2023/NĐ-CP.

Theo đề xuất tại Điều 1 Dự thảo Nghị định giảm thuế GTGT đến hết năm 2024 như sau:

Dụ kiến nhóm hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT và mức giảm thuế GTGT được đề xuất như sau:

(1) Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

+ Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo dự thảo Nghị định.

+ Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo dự thảo Nghị định.

+ Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo dự thảo Nghị định.

+ Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 1 dự thảo Nghị định được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo dự thảo Nghị định, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế giá trị gia tăng.

Các tổng công ty, tập đoàn kinh tế thực hiện quy trình khép kín mới bán ra cũng thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng than khai thác bán ra.

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo dự thảo Nghị định thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 và không được giảm thuế giá trị gia tăng.

(2) Đề xuất mức giảm thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2024:

+ Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 1 dự thảo Nghị định.

+ Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng quy định tại khoản 1 Điều 1 dự thảo Nghị định.

Các mức suất thuế GTGT hết năm 2024 sẽ ra sao?

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 94/2023/NĐ-CP thì thời gian giảm thuế GTGT cho năm 2024 kéo dài từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 30/6/2024.

Theo đó, các mức thuế suất thuế GTGT nửa cuối năm 2024 được quy định như sau:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013; khoản 2 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016) quy định mức thuế suất 0% theo đó:

Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 khi xuất khẩu, trừ các trường hợp sau đây:

- Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài;

- Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài;

- Dịch vụ bưu chính, viễn thông;

- Sản phẩm xuất khẩu quy định tại khoản 23 Điều 5 của Luật này.

Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của Chính phủ.

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013; điểm b, điểm c, điểm k khoản này lần lượt bị sửa đổi, bãi bỏ bởi khoản 2, khoản 3 Điều 3 Luật Sửa đổi các luật về thuế 2014) quy định mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây:

- Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt;

- Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng

- Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp;

- Sản phẩm trồng trọt,chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;

- Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá;

- Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;

- Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn;

- Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; bông sơ chế; giấy in báo;

- Thiết bị, dụng cụ y tế, bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;

- Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học;

- Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim;

- Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách quy định tại khoản 15 Điều 5 của Luật này;

- Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công nghệ.

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định mức thuế suất GTGT 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không áp dụng mức thuế suất 0% và 5%.

Đây là mức thuế suất thuế GTGT được giảm từ 10% xuống 8% theo Nghị định 72/2024/NĐ-CP. Thời gian áp dụng từ 01/7/2024 đến hết năm 2024.

Xem thêm: Tổng cục Thuế công bố danh sách 113 công ty bán trái phép hóa đơn (ngày 01/08/2024)

Để đi du học Nhật bản thuận lợi thì đa số các bạn phải tham khảo các kinh nghiệm của những người đi trước, tuy nhiên mỗi người có một chia sẻ trải nghiệm khác nhau, các bạn có thể tự bổ sung thêm kiến thức cũng như chuẩn bị tinh thần cho tốt sẵn sàng vượt qua mọi thời gian thử thách. Hôm nay trung tâm tư vấn du học Thăng Long xin chia sẻ kinh nghiệm du học Nhật Bản của 1 cựu du học sinh với trải nghiệm học Đại học ở Nhật Bản.

Mỗi trường học có cách giảng dạy khác nhau, cách tổ chức sinh hoạt sẽ khác nhau dưới đây là chia sẻ của cựu du học sinh trường đại học Fukui

Tôi sang Nhật tháng 3/2009, trải qua 2 năm học tiếng Nhật và 4 năm đại học, hiện đang làm việc trong một công ty Nhật.

Không giống Việt Nam, Nga hay Pháp, nước Nhật giống Mỹ, không có xu hướng tập trung các trường đại học về các thành phố trung tâm mà ở mỗi tỉnh, thành phố sẽ có ít nhất một trường đại học quốc lập, ngoài ra sẽ còn các trường công lập trực thuộc tỉnh hay thành phố đó. Các trường đại học ở Nhật phần lớn cũng không là trường chỉ tập trung vào một chuyên môn như Giao thông, Xây dựng, Kiến trúc, Kinh tế, Y… mà thường sẽ là trường tổng hợp, có đầy đủ các khối ngành Kinh tế, Kỹ thuật, Y dược, Sư phạm.

Tất nhiên sẽ vẫn có những trường trọng điểm quốc gia, trọng điểm vùng hoặc một vài trường trọng điểm ngành và hầu hết các trường này đều nằm ở những thành phố lớn, có thể gọi đây là các trường đại học lớn.

Tôi có hỏi một số người bạn Nhật thì thấy một số lượng không nhỏ người Nhật không thích rời quê để đi nơi khác học tập hay lập nghiệp. Chính vì thế, khó có thể nói những trường đại học quốc lập nằm ở tỉnh lẻ thì không có học sinh xuất sắc thi vào. Tuy nhiên, nếu có những sinh viên tỉnh lẻ đang theo học ở các trường đại học lớn thì chắc chắn họ đã từng là những học sinh cực kỳ ưu tú.

Có một thực tế là đối với người Nhật những trường đại học quốc, công lập cho dù là ở tỉnh thì thật sự là một nơi rất khó để có thể đậu, trường đại học lớn thì còn khó hơn rất nhiền lần. Bởi vậy ở Nhật, nền giáo dục tư nhân khá phát triển, có rất nhiều các trường đại học tư lập nơi phần lớn học sinh Nhật theo học sau khi tốt nghiệp cấp 3 và không thể là số ít người lọt qua cánh của của trường quốc, công lập. Trường đại học tôi đã từng theo học cũng là một trường đại học quốc lập nằm ở tỉnh.

Đúng như bạn Linh đã nêu trong bài viết, một tiết học ở đại học Nhật kéo dài 90 phút, không có giải lao. Thường mỗi môn chỉ có một tiết mỗi tuần, có một số môn ngoại lệ thì tuần có thể có nhiều hơn. Việc một ngày học ở trường suốt từ 9h sáng đến 6, 7h tối là có, đó là những hôm học 5 hay 6 tiết liên tục nhưng không phải tất cả các ngày trong tuần đều như vậy. Ở Nhật cũng học theo hình thức tín chỉ, có một số môn bắt buộc, một số môn bán bắt buộc và còn lại là các môn tự chọn. Mọi người hoàn toàn có thể điều chỉnh lịch học sao phù hợp nhất với bản thân.

Mỗi kỳ học thường kéo dài 16 tuần, tương đương 4 tháng. Mỗi môn sẽ học 15 tiết và tiết cuối cùng sẽ là tiết thi cuối kỳ. Nếu môn nào có thi giữa kỳ thì sẽ là 14 buổi học và 2 buổi dành để thi.

Thi cuối kỳ ở Nhật thì khác hoàn toàn so với ở Việt Nam. Kết thúc 15 tuần, tuần thứ 16 sẽ là tuần thi cuối kỳ, tất cả các môn thi gói gọn trong một tuần và thường lịch thi giống với thời khóa biểu học. Cũng có thể sẽ có một vài môn vì lý do nào đó của thầy giáo mà sẽ được thi sớm hay muộn hơn 1 tuần. Năm học ở Nhật bắt đầu vào tháng 4, tuần thi của kỳ học thứ nhất sẽ là khoảng tuần đầu tháng 8, sau kỳ thi sẽ là kỳ nghỉ kéo dài đến hết tháng 9. Kỳ học còn lại bắt đầu vào đầu tháng 10, kỳ thi cuối kỳ sẽ diễn ra vào thoảng tuần đầu tháng 2, sau kỳ thi lại sẽ là kỳ nghỉ kéo dài đến hết tháng 3.

Ngoài lề một chút nhưng là du học sinh Việt Nam hay Trung Quốc, phần lớn chỉ mong sao Tết diễn ra vào giữa tháng 2 để có thể được về đoàn tụ cùng gia đình, trong 4 năm đại học có duy nhất một lần tôi kết thúc kỳ thi trước khi Tết đến.

Các thầy, cô giáo ở giảng dạy ở trường đại học, tất cả đều là giáo sư hoặc phó giáo sư, tuyệt nhiên không có thạc sĩ hay tiến sĩ đứng lớp. Các thầy, cô giáo đều đang có các công trình nghiên cứu của riêng mình, đây mới là công việc chính của họ và họ cũng thực sự đam mê, nghiêm túc với công việc nghiên cứu.

Các giáo sư, phó giáo sư nhận tiền từ trường, từ chính phủ, từ các đoàn thể và từ các công ty để thực hiện việc nghiên cứu này, việc giảng dạy chỉ chiếm mất của các thầy, cô 1 đến 2 tiết mỗi ngày. Ở Nhật đại học được xem là một nơi dành để nghiên cứu hơn là để học.

Thêm một điều khá thú vị là ở đại học chỉ có bục chứ không có bàn ghế dành cho giảng viên, vì thế suốt 90 phút của tiết học các giáo sư, phó giáo sư chỉ đứng.

Bạn có thể đến lớp đúng giờ, có thể vào lớp giữa buổi, có thể về giữa chừng, tất cả đều không bị ý kiến. Tất nhiên có những môn sẽ có điểm danh, cũng có những giáo sư không điểm danh, bạn có thể đi học hoặc không, miễn là bạn thi qua.

Một số hình thức điểm danh phổ biến là quẹt thẻ sinh viên hoặc chuyền tay danh sách lớp và ghi tên mình vào đó. Với môn có điểm danh, bạn đảm bảo phải đi học trên 2/3 số buổi thì mới đủ tư cách dự thi cuối kỳ, tức với 16 tuần học mỗi kỳ, sẽ phải đi học ít nhất 11 buổi và được quyền nghỉ 4 buổi, 1 buổi sẽ là buổi thi. Nhật chấm điểm thao thang điểm 100, nếu bạn đạt từ 60 điểm trở lên, bạn vượt qua kỳ thi, bằng không sẽ phải học lại vào năm tới.

Trong các năm học ở đại học, năm 1 thì nhiều môn nhưng dễ và học nhàn vì phần nhiều là các môn đại cương. Năm 2, năm 3 thì ít môn hơn nhưng cũng khó hơn vì bắt đầu đi sâu vào chuyên môn. Sau khi kết thúc 3 năm học, nếu đạt đủ số tín chỉ yêu cầu, sẽ được lên năm 4.

Đầu năm 4 hoặc có 1 số trường sớm thì là từ kỳ học thứ 2 của năm 3, các sinh viên sẽ được chia về các phòng nghiên cứu, mỗi giáo sư sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn cho 3-5 sinh viên. Lúc này, nếu không phải học lại các môn bị rớt ở những năm trước thì sẽ chỉ phải lên lớp cực kỳ ít. Thời gian chủ yếu sẽ là ở phòng nghiên cứu, đọc các tài liệu liên quan đến luận văn, làm thực nghiệm ở các phòng thí nghiệm hoặc mô phỏng trên máy tính đối với các đề tài không cần tiến hành thực nghiệm. Tất nhiên với những kiến thức học được trong 3 năm trước, sinh viên năm 4 mới chỉ là những người giúp việc cho giáo sư hay thạc sĩ, tiến sĩ ở phòng nghiên cứu đó chứ khó có thể hiểu cặn kẽ về công trình nghiên cứu hiện tại, ngay cả đề tài luận văn tốt nghiệp cũng chỉ là một nhánh nhỏ trong công trình của giáo sư. Mỗi tuần sẽ có những buổi thảo luận nhóm, phát biểu nhóm và trao đổi trực tiếp với giáo sư hướng dẫn. Cứ như vậy kéo dài suốt 1 năm cho đến khi phát biểu luận văn tốt nghiệp.

Ở mỗi trường đại học tại Nhật Bản sẽ có rất nhiều câu lạc bộ – là nơi tập trung những người cùng chung một đam mê, sở thích nào đó. Có thể là Âm nhạc, thể thao, hội họa… hay thậm chí là máy bay mô hình. Các câu lạc bộ sẽ hoạt động riêng lẻ, không chịu sự quản lý của một khoa hay lớp nào, mỗi câu lạc bộ có thể có đầy đủ các thành viên trải đều từ năm 1 đến năm 4.

Mỗi năm các trường đại học sẽ tổ chức một lễ hội kéo dài khoảng 3 ngày, không xuyên đêm. Ở đây sẽ có các quán ăn do chính các sinh viên tự đứng ra kinh doanh, sẽ có biểu diễn ca nhạc do các câu lạc bộ âm nhạc tổ chức, sẽ có trình diễn máy bay mô hình của câu lạc bộ máy bay mô hình. Du học sinh các nước thường sẽ đăng ký bán đồ ăn của nước mình, mục đích là để giới thiệu đất nước đến với bạn bè Nhật.

Với những điểm tích cực được nêu ở trên, có thể nhiều người sẽ cho rằng đây thực sự là môi trường giáo dục lý tưởng và đáng được xem là hình mẫu để học tập. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng nền giáo dục đại học Nhật không hẳn là không còn những tồn tại.

Bạn Nhật Linh có đưa ra hình tượng sinh viên Nhật rất ngoan và gương mẫu. Tuy nhiên, bằng những trải nghiệm thực tế, tôi lại không thấy như vậy. Lớp học ở đại học Nhật thật sự thoải mái, giảng viên cứ giảng còn sinh viên có thể làm mọi thứ họ muốn từ ngủ, lướt Facebook, chơi game hay thậm chí đi ra ngoài miễn sao không làm ồn và làm ảnh hưởng đến người xung quanh. Về trang phục, thậm chí có thể mặc quần áo ngủ, đi dép lê và không ít sinh viên Nhật hàng ngày đến lớp với bộ dạng này.

Lớp học ở Nhật cũng không thực sự sôi nổi, thường sẽ là xu hướng một chiều, giảng viên giảng và sinh viên nghe.

Ít thấy sự tham gia phản biện hay phát biểu, bày tỏ quan điểm của sinh viên Nhật. Không khí lớp học tẻ nhạt hơn rất nhiều so với một lớp học ở đại học Mỹ hay các nước phương Tây. Lớp học hầu như không có sự tương tác qua lại giữa thầy và trò sẽ rất khó để phát huy sự sáng tạo của sinh viên.

Ở những lớp học ngôn ngữ do có sự góp mặt của sinh viên đến từ nhiều quốc gia nên phần nào sẽ sôi nổi, thú vị hơn.Một giáo sư người Nhật đang công tác tại một trường đại học ở Mỹ sau khi nhận giải Nobel đã lên án môi trường giáo dục bảo thủ và thụ động này của Nhật. Mối quan hệ thầy trò ở Nhật cũng không thật sự thân thiết, nếu bạn không phải là sinh viên năm 4 đang thuộc phòng nghiên cứu của giáo sư thì 95% là giáo sư không biết tên bạn.

Với những sinh viên chăm chỉ, rất nghiêm túc với việc học ở trường, họ là những sinh viên xuất sắc. Tuy nhiên, cũng có không ít sinh viên học theo hình thức đối phó. Họ sẽ chơi suốt cả kỳ và chỉ học trước khi kỳ thi bắt đầu 1 đến 2 tuần.

Trước và trong tuần thi, thư viện sẽ chật kín chỗ còn các lớp học sáng đèn đến 3, 4 giờ sáng là chuyện rất bình thường. Chính bởi việc học một cách đối phó này nên các các kiến thức sẽ bị quên ngay sau khi kỳ thi kết thúc. Các sinh viên Nhật sau khi ra trường thường không thể sử dụng được ngay mà các công ty thường phải bỏ một khoảng thời gian không ngắn để đào tạo lại từ đầu, một phần là do hệ quả của việc học không thực sự nghiêm túc ở đại học, một phần nữa là do các kiến thức được học ở đại học không mang tính thực tiễn cao.

Ở đại học Nhật, các câu lạc bộ sẽ hoạt động rất sôi nổi nhưng sẽ không hoạt động tập thể theo lớp. Lớp sẽ không có lớp trưởng, không có thủ quỹ… vì sẽ chẳng có hoạt động gì theo đơn vị lớp. Sẽ không có giải thể thao toàn trường, sẽ không có liên hoan văn nghệ toàn trường và cũng sẽ không có giao lưu giữa các lớp, các khoa với nhau. Nếu bạn muốn tham gia một hoạt động tập thể hay ngoại khóa thì chỉ có cách gia nhập một câu lạc bộ nào đó. Đây cũng là một điểm mà tôi không thích ở đại học của Nhật.

Gần đây, những gì thuộc về Nhật Bản dường như đều trở thành hình mẫu trong suy nghĩ của người Việt. sẽ có những ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề được đặt ra.

Tuy nhiên, bản thân người viết nhận thấy môi trường giáo dục đại học ở Nhật không phải thực sự là lý tưởng như cách nhiều người vẫn hình dung.

Suy cho cùng, dù trong môi trường học như thế nào thì sự nỗ lực của từng cá nhân vẫn là yếu tố cốt lõi để đi đến thành công.

Trên đây là một vài chia sẻ của cựu du học sinh trường đại học Fukui, thực tế thì mỗi trường có một cách giảng dạy khác nhau cũng như cách tổ chức sinh hoạt khác nhau do vậy các bạn có thể tìm hiểu từng trường và theo sở thích lựa chọn ngôi trường phù hợp với mình nhất.

Các bài viết được quan tâm nhiều nhất.