Bạn có thể tạo bản ghi những gì diễn ra trên màn hình iPhone.

iPhone 13 Pro Max 1 sim vật lý và 1 eSIM

iPhone 13 Pro Max phiên bản 1 sim vật lý và 1 eSIM là model được thiết kế với 1 eSIM gắn trực tiếp trên bo mạch và 1 khay sim sử dụng 1 sim vật lý. Với phiên bản iPhone 13 Pro Max Dual eSIM sẽ cho phép người dùng sử dụng 2 eSIM cùng lúc với 2 hoặc là nhiều gói cước di động. Người dùng cũng có thể sử dụng 1 nano SIM với 1 gói di động và 1 eSIM còn lại với một hoặc nhiều gói cước di động của các nhà mạng khác.

Phiên bản iPhone 13 Pro Max phiên bản 1 sim vật lý và 1 eSIM được phát hành tại thị trường Việt Nam và trên toàn cầu, ngoại trừ các thị trường Trung Quốc, Ma Cao và Hồng Kông sử dụng 2 sim vật lý. Hiện cả 3 nhà mạng lớn của Việt Nam là VinaPhone, MobiFone và Viettel đều đã triển khai cung cấp sim điện tử đáp ứng nhu cầu sử dụng trên iPhone.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa iPhone 13 Pro Max 2 sim vật lý và bản sử dụng eSIM chính là cách bố trí sim trên máy. Theo đó, iPhone 13 Pro Max eSIM sẽ có 1 sim được gắn trực tiếp trên bo mạch chủ với kích thước vô cùng nhỏ. Còn với bản 2 sim vật lý sẽ sử dụng khay sim lắp được 2 sim cùng lúc.

Để sử dụng sim vật lý hay eSIM thì người dùng đều cần xác thực danh tính với nhà mạng đăng ký. Tuy nhiên, khi dùng sim vật lý, người dùng có thể thay đổi sim mới bằng cách thay thẻ sim. Còn với eSIM, bạn chỉ cần thay đổi nhà mạng mới mà không cần thay đổi thẻ sim. Ngoài ra, với sự nhỏ gọn, eSIM cũng rất thích hợp khi sử dụng trên các thiết bị đeo tay.

Làm thế nào để sử dụng 2 sim trên iPhone 13 Pro Max

Sau khi giải đáp được thắc mắc iPhone 13 Pro Max mấy sim, để có thể sử dụng được 2 sim trên thiết bị tùy vào phiên bản lựa chọn, người dùng có thể thực hiện như sau:

– iPhone 13 Pro Max 2 sim vật lý: Lắp 2 sim vật lý vào khay sim và kích hoạt sử dụng như bình thường.

– iPhone 13 Pro Max 1 sim vật lý, 1 eSIM: Cần đăng ký sử dụng eSIM với nhà mạng. Nếu người dùng sử dụng eSIM của Viettel có thể lựa chọn: Mua và đăng ký trực tiếp tại siêu thị Viettel Store hoặc đăng ký mua online.

Người dùng đến siêu thị Viettel Store gần nhất và mang theo chứng minh thư/căn cước công dân để nâng cấp sim vật lý lên eSIM hoặc đăng ký eSIM mới.

Với cách này người dùng cần tải, cài đặt và đăng nhập ứng dụng My Viettel để tiến hành yêu cầu đổi eSIM.

Sau khi đăng nhập vào ứng dụng My Viettel, bạn thực hiện như sau: Mở Menu >> chọn Tiện ích >> chọn Đổi sim >> Đổi eSIM. Hệ thống sau đó sẽ thông báo cước phí đổi là 25.000 đồng >> chọn Đăng ký trực tuyến và điền đầy đủ thông tin cá nhân người dùng.

Tin cập nhập: Viettel Store hiện đang bán iPhone 16 Pro Max, iPhone 16 Pro 128gb chính hãng, siêu phẩm mới nhất của nhà Táo 2024.

Hệ thống sau khi ghi nhận thông tin sẽ cấp cho bạn 1 mã QR để sử dụng kích hoạt eSIM.

Tương tự người dùng các nhà mạng khác cũng có thể tham khảo các đổi eSIM như trên.

Sau khi đăng ký sử dụng được eSIM, người dùng hoàn toàn có thể dùng 2 sim trên iPhone 13 Pro Max bằng cách kích hoạt eSIM như sau: Mở Cài đặt (Settings) >> chọn Di động (Cellular) >> chọn Thêm gói cước di động (Add cellular plan) >> quét mã QR được nhà mạng cung cấp khi đăng ký sử dụng eSIM.

Cài đặt xong 2 sim, người dùng tiếp tục tiến hành thiết lập sim chính và phụ để sử dụng với các tùy chọn phân loại như: Cá nhân (Personal), Doanh nghiệp (Business), Chính (Primary), Dữ liệu di động (Cellular Data), Du lịch (Travel)Phụ (Secondary).

Sau đó bạn cài đặt SIM nào để nhắn tin, gọi điện, SIM nào dùng để sử dụng dữ liệu di động tùy thuộc nhu cầu.

Bài viết khác: iPhone 13 Pro Max bị lỗi màn hình: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp những thắc mắc về vấn đề iPhone 13 Pro Max mấy sim và cách sử dụng 2 sim trên 13 Pro Max. Hy vọng người dùng sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời trên iPhone 13 Pro Max 2 sim 2 sóng tiện dụng.

Đừng bỏ lỡ: apple iPhone 16 series vừa được ra mắt vào ngày 10/09/2024 và đang được rất nhiều người dùng săn đón.

Hiện đang có nhiều nguồn tin cho rằng iPhone 15 chính hãng sẽ được Apple trang bị 2 esim. Nếu điều đó thành hiện thực thì các iFan cần chuẩn bị gì? Hãy đợi đến ngày iPhone 15 Series chính thức ra mắt để biết cụ thể nhé!

(HQ Online) - Trái ngược với bức tranh ảm đạm của ngành gỗ, theo đánh giá của các chuyên gia, xuất khẩu viên nén gỗ hiện đang trên đà tăng nhờ nhiều yếu tố thuận lợi từ thị trường thế giới. 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu viên nén ước đạt 1,85 triệu tấn, kim ngạch ước gần 300 triệu USD. Hàn Quốc và Nhật Bản là 2 thị trường tiêu thụ viên nén lớn nhất của Việt Nam.

Xuất khẩu viên nén gỗ lớn thứ 2 trên thế giới

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), Việt Nam hiện đã trở thành quốc gia sản xuất viên nén lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Hầu hết viên nén sản xuất tại Việt Nam được xuất khẩu với trên 95% lượng xuất khẩu đi vào Hàn Quốc và Nhật Bản làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất điện. Một lượng nhỏ được tiêu thụ nội địa tại Việt Nam làm nguyên liệu chất đốt của các lò hơi, lò sấy... Từ 2013 đến 2022, lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu viên nén của Việt Nam đã có sự tăng trưởng vượt bậc, với mức tăng lần lượt là 28 và 34 lần.

Theo Tổng cục Hải quan, năm 2022 Việt Nam đã xuất khẩu 4,9 triệu tấn viên nén gỗ với kim ngạch đạt 0,79 tỉ USD. Trong 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu viên nén ước đạt 1,85 triệu tấn, kim ngạch ước gần 300 triệu USD. Hiện Việt Nam là nguồn cung viên nén chính cho Hàn Quốc (chiếm 80% trong tổng nhu cầu sử dụng của thị trường này), nhờ đó trong 6 tháng đầu năm 2023, lượng viên nén của Việt Nam xuất khẩu đi Hàn Quốc đạt khoảng 0,8 triệu tấn. Những tháng đầu năm 2023 chứng kiến mức giá biến động rất lớn đối với viên nén Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc. Giá nhập xuất khẩu thấp nhất (FOB Việt Nam) giảm xuống chỉ còn 78 USD/tấn (tháng 4/2023). Đây là mức giá được xác định nằm dưới mức giá sản xuất làm cho một số doanh nghiệp viên nén Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ không có tiềm lực về tài chính phải ngừng sản xuất. Sau đó, mức giá xuất khẩu bắt đầu tăng dần. Mức giá tại thời điểm đầu tháng 7 đã đạt khoảng 110 USD/tấn và đang có xu hướng tăng.

Theo phân tích của Vietforest, một trong những lý do giá nhập khẩu viên nén từ Việt Nam vào Hàn Quốc đang trên đà tăng là do giá nguyên liệu đầu vào để sản xuất viên nén tại Việt Nam tăng. Hiện nguồn cung từ Việt Nam hiện chiếm 80% tổng lượng nhập của Hàn Quốc. Khác với nguồn nguyên liệu tạo viên nén xuất khẩu sang thị trường Nhật (chủ yếu sử dụng gỗ từ nguồn rừng trồng trong nước, có chứng chỉ FSC), nguồn nguyên liệu cho viên nén xuất Hàn Quốc chủ yếu là các sản phẩm phụ của ngành chế biến đồ gỗ (mùn cưa, dăm bào, đầu mẩu…). Do các tỉnh miền Đông Nam Bộ là nơi tập trung các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu, các doanh nghiệp viên nén xuất Hàn Quốc cũng tập trung tại vùng này. Thời gian gần đây thị trường đầu ra của các sản phẩm gỗ giảm mạnh, làm nguồn sản phẩm phụ từ chế biến giảm sâu. Trong bối cảnh cầu tiêu thụ viên nén tại Hàn Quốc không giảm, sự sụt giảm nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho sản xuất viên nén dẫn tới việc cạnh tranh giữa các công ty sản xuất, đẩy giá nguyên liệu viên nén lên cao. Dự kiến đến hết năm 2023, lượng xuất của Việt Nam vào thị trường này sẽ đạt khoảng 1-1,5 triệu tấn.

Như vậy, có thể nhận thấy nhu cầu viên nén từ Hàn Quốc đang tăng trở lại. Tuy nhiên, cách thức mua hàng của các doanh nghiệp Hàn Quốc hiện thay đổi nhiều. Thay vì mua theo các lô hàng đấu thầu số lượng lớn, các doanh nghiệp Hàn Quốc hiện chia nhỏ lô hàng đấu thầu, mua với lượng nhỏ hơn (theo tháng) để giảm áp lực về giá (lượng mua lớn, hàng tồn kho).

Thị trường Nhật Bản có độ ổn định cao cả về lượng và giá

Bên cạnh sự biến động của thị trường Hàn Quốc, thị trường Nhật Bản có tính ổn định hơn, với các đơn hàng dài hạn (hợp đồng mua – bán thường là 10 – 15 năm) hiện được xuất với mức giá dao động khoảng 145 – 165 USD/tấn (FOB Việt Nam). Bên cạnh các hợp đồng dài hạn, một số doanh nghiệp Nhật Bản cũng thực hiện các hợp đồng ngắn hạn với một số nhà cung ứng Việt Nam. Giá các hợp đồng ngắn hạn thường thấp hơn giá của các hợp đồng dài hạn (hiện ở mức khoảng 125 USD/tấn, FOB), với chất lượng tương đương với sản phẩm xuất theo các hợp đồng dài hạn.

Trong 5 tháng đầu năm 2023, lượng viên nén Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản đạt 0,87 triệu tấn, kim ngạch đạt 151 triệu USD. Lượng xuất giảm 5,7% trong khi kim ngạch tăng 19,7% so với cùng kỳ 2022. Tính đến nay, Việt Nam đãxuất khẩu khoảng 1 triệu tấn viên nén vào Nhật Bản.

Theo đánh giá, nhu cầu viên nén tại Nhật Bản sẽ tăng mạnh trong tương lai. Thông tin từ một số doanh nghiệp cho biết, hiện mỗi năm Nhật Bản sử dụng khoảng 8 triệu tấn viên nén, trong đó 40-50% là vỏ hạt cọ dầu, phần còn lại (50 - 60%) là viên nén từ gỗ. Dự kiến đến năm 2030, nhu cầu viên nén tại Nhật Bản sẽ tăng lên 20 triệu tấn, trong đó lượng viên nén gỗ sẽ chiếm khoảng 13 – 15 triệu tấn (còn lại là hạt cọ dầu). Nhu cầu viên nén sử dụng tại Nhật sẽ mở rộng trong tương lai. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định và có chứng chỉ bền vững, có nhà máy sản xuất quy mô, quản lý bài bản.

Theo đánh giá của các chuyên gia, xuất khẩu viên nén gỗ hiện đang trên đà tăng nhờ nhiều yếu tố thuận lợi từ thị trường thế giới. Theo đó, nhu cầu tiêu thụ viên nén trên thế giới sẽ tăng khoảng 250% trong thập kỷ tới, đạt con số 36 triệu tấn từ mức 14 triệu tấn năm 2017. Trong những năm vừa qua, cầu tiêu thụ tăng chủ yếu tại các nước châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, ngành viên nén Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường khi cầu tiêu thụ tại Việt Nam bắt đầu có tín hiệu tăng nhanh bởi Chính phủ đang nỗ lực thực hiện các cam kết giảm phát thải khí nhà kính và sử dụng năng lượng sạch, bao gồm viên nén nhằm thay thế than trong sản xuất năng lượng. Cùng với đó là việc quy hoạch Điện VIII được Chính phủ phê duyệt ngày 15/5 vừa qua cũng ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo, bao gồm điện sinh khối nhằm thay thế điện than có mức phát thải cao. Vì vậy, nhu cầu sử dụng viên nén tại thị trường nội địa có thể mở rộng rất nhanh trong tương lai.