Ngày 17/10, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về diễn biến gần đây trên bán đảo Triều Tiên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết, Việt Nam quan tâm tình hình gần đây trên bán đảo Triều Tiên.

TỰ HỌC TIẾNG ANH CHỦ ĐỀ VUA SEJONG

Trong số những di sản văn hóa vua Sejong để lại cho đời, nổi tiếng nhất là Huấn dân chính âm – bộ chữ viết của bán đảo Triều Tiên.

Huấn dân chính âm được UNESCO đánh giá cao nhất trong số hơn 2,900 ngôn ngữ trên thế giới.

Huấn dân chính âm đã được công nhận là một thành tựu xuất chúng cho phép bạn có thể hiểu sơ qua về ý thức và trình độ văn hóa của người dân thời đó.

Câu chuyện King Sejong the Great thuộc thể loại Non-fiction nằm trong ứng dụng Reading Gate, với mã số EB-1B-071

Trước tiên, chúng ta cùng học qua một số từ vựng chính của quyển sách nhé.

Trong eBook, sẽ có những từ vựng mà bạn không biết.

Tuy vậy, thông qua mạch truyện và ngữ cảnh, bạn có thể nắm bắt nội dung mà không cần biết hết từ vựng.

Vua Sejong có hai người anh trai.

Những người anh đều nhận ra rằng ông là một cậu bé rất đặc biệt.

The older brother left the court.

Hai hai người anh lớn đều rời khỏi vương triều.

The eldest became a wanderer in the mountains.

Người anh cả trở thành một người đi ngao du sơn thủy.

The middle brother became a monk.

Người anh thứ trở thành một người tu hành.

At the age of 21, Sejong became a king.

Ở tuổi 21, Sejong trở thành vua.

King Sejong did much to protect and strengthen Korea.

Vua Sejong đã làm nhiều việc để bảo vệ và củng cố Triều Tiên.

His military planning defeated pirates from Japan, and he won back Korean land in the north from China.

Kế hoạch quân sự của ông đã đánh bại những tên cướp biển từ Nhật Bản, và ông đã giành lại đất đai của Triều Tiên ở phía bắc từ tay Trung Quốc.

King Sejong’s great accomplishment was the creation of Hangul.

Thành tựu to lớn của Vua Sejong là việc tạo ra chữ Hangul.

The new alphabet was designed very cleverly.

Bảng chữ cái mới được biên soạn rất thông thái.

The wealthy and educated classes were not so happy because King Sejong devised the alphabet so that all Koreans could learn to read and write.

Các tầng lớp giàu có và học thức lại không được hài lòng vì vua Sejong đã nghĩ ra bảng chữ cái để tất cả người dân Triều Tiên có thể

Trong quá khức, người dân Triều Tiên phải học tiếng Hán.

Tuy nhiên, đối với những bá tánh bận rộn mưu sinh, học tiếng Hán thật sự không dễ dàng.

Vì thế mà bảng chữ cái Huấn dân chính âm đã khai sáng cho người dân Triều Tiên và trở thành một di sản vô giá về ngôn ngữ của Hàn Quốc ngày nay.

Học mẫu câu giao tiếp tiếng Anh qua eBook

“Win (something/somebody) back”  là cụm từ được với ý nghĩa “Mang lại/ Giành lại/ Hồi phục”.

Bạn hãy thử đặt một câu với “Win (something/somebody) back” nhé!

The government announced a new policy to win back the trust of the public.

Chính phủ thông báo một chính sách mới để lấy lại sự tin tưởng của công chúng.

Bạn đã đọc xong eBook về cuộc đời của vua Sejong.

Hãy thử trả lời câu hỏi sau đây nhé.

Và đừng quên tiếp tục khám phá quyển eBook EB-1B-071 King Sejong the Great để khám phá những đóng góp to lớn của vua Sejong đối với bán đảo Triều Tiên.

Chúc bạn có thời gian đọc sách vui vẻ.

Và đừng quên đón đọc những câu chuyện danh nhân khác trên Reading Gate Blog nhé.

(Baoquangngai.vn)- Vĩ tuyến 38 là ranh giới chia cắt bán đảo Triều Tiên thành hai quốc gia là CHDCND Triều Tiên và Cộng hòa Triều Tiên (Hàn Quốc) từ sau cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953. Tại đây đang tồn tại một giới tuyến quân sự và cả một bức tường ngăn cách hai miền còn đồ sộ hơn cả bức tường Berlin ở nước Đức trước đây. Cuối thế kỷ XIX, Nhật Bản đem quân xâm lược chiếm Triều Tiên. Năm 1910, Nhật Bản cưỡng bức Triều Tiên ký “Điều ước Hàn - Nhật”, quy định toàn bộ chủ quyền của Triều Tiên vĩnh viễn bị chuyển nhượng cho Nhật Bản. Từ đấy Triều Tiên biến thành thuộc địa của Nhật Bản. Tháng 8/1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh. Căn cứ vào hiệp định đã ký kết, quân đội Mỹ và quân đội Liên Xô cùng tiếp thu sự đầu hàng của quân đội Nhật ở Triều Tiên và lấy vĩ tuyến 38 độ Bắc (nằm ở trung bộ nước Triều Tiên) làm đường phân giới: Quân đội Nhật Bản ở phía Nam vĩ tuyến này sẽ đầu hàng quân đội Mỹ, còn quân đội Nhật Bản ở phía Bắc thì sẽ đầu hàng quân đội của Liên Xô.   Ngoài ra căn cứ vào hiệp nghị thì sau khi tiếp thu đầu hàng, Mỹ và Liên Xô phải tổ chức một Uỷ ban Liên hợp giúp cho Triều Tiên thành lập một chính phủ lâm thời, nhưng vì giữa Mỹ và Liên Xô vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề quan trọng chưa nhất trí, cho nên đến năm 1948 vẫn chưa thành lập được chính phủ lâm thời của Triều Tiên.

Tháng 8/1948, tại miền Nam Triều Tiên thành lập nước Dân quốc Đại Hàn. Tháng 9 năm ấy, ở miền Bắc Triều Tiên thành lập nước CHDCND Triều Tiên. Vì đây là hai chính phủ có tính chất không giống nhau cho nên khó cử hành được cuộc phổ thông đầu phiếu toàn dân tộc. Năm 1950, khi cộng đồng quốc tế nỗ lực tái thiết sau Thế chiến II, một cuộc xung đột mới nổ ra ở vùng Đông Bắc Á. Đây là một biến cố hiếm hoi khi Chiến tranh Lạnh biến thành nóng, đặt Mỹ và đồng minh ở thế đối nghịch với Liên Xô, CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc. Cuộc chiến Triều Tiên được đánh dấu bằng những bước ngoặt bất ngờ của lịch sử và số thương vong khổng lồ. Ít nhất hai triệu dân thường và 1,5 triệu lính Triều Tiên thiệt mạng. Trong phần lớn thời gian chiến tranh diễn ra, hai bên từng tìm cách đàm phán hòa bình vài lần. Đến năm 1953 theo Hiệp định đình chiến, bán đảo Triều Tiên tạm thời bị chia làm hai miền bằng đường ranh giới quân sự. Ranh giới quân sự này nằm trên cả đất liền, trên biển, trên không và nằm trong khu phi quân sự ở vĩ tuyến 38. Vùng khu phi quân sự trải rộng 2km về mọi phía tính từ đường ranh giới này.   Khi thỏa thuận ngừng bắn được ký vào ngày 27/7/1953, không ai có thể tưởng tượng được rằng hơn 60 năm sau đó, bán đảo Triều Tiên, về danh nghĩa, vẫn ở trong tình trạng chiến tranh. Hai miền không đạt được hiệp ước hòa bình và khu vực biên giới vẫn dày đặc mìn, pháo và hàng trăm binh sĩ. Trên toàn tuyến ranh giới quân sự Bắc - Nam Triều Tiên chỉ có 3 điểm có thể đi qua khi hai bên đồng ý: Đó là khu vực an ninh chung Bàn Môn Điếm (Panmumjom) và hai điểm khác là những nơi kết nối đường sắt và đường bộ qua biên giới. Ngoài ra tại đây còn có một bức tường dài, đồ sộ chia cắt hai quốc gia trên bán đảo Triều Tiên. Bức tường biên giới này do Mỹ và Hàn Quốc xây dựng từ năm 1977 trên đất liền theo vĩ tuyến 38 chia cắt bán đảo Triều Tiên theo Hiệp định đình chiến 1953 mà các bên liên quan đã ký kết. Bức tường này dài 240km, nằm dọc ranh giới quân sự Bắc - Nam Triều Tiên. Nó được xây dựng trên những vùng núi và dọc theo những địa điểm là ranh giới chia cắt hai miền ở các con sông Rimjin và sông Hàn. Đây là một công trình đồ sộ và tốn kém. Bức tường này cao từ 5 đến 8m, ở đáy rộng từ 10 đến 19m, trên đỉnh dày từ 3 đến 7m tùy theo từng đoạn. Mỹ và Hàn Quốc đã sử dụng hơn 800.000 tấn xi măng, khoảng 200.000 tấn thép và hơn 3,5 triệu mét khối cát, sỏi để xây dựng bức tường này. Đáng chú ý là, tại Bàn Môn Điếm và ở phía Hàn Quốc, người ta không thể nhìn thấy bức tường này. Bởi khi nhìn bức tường từ phía Nam đã bị một rặng cây xanh che khuất hoặc bức tường đã được “ngụy trang” một cách khéo léo. Vì vậy, người ta chỉ nhìn thấy bức tường từ phía miền Bắc Triều Tiên. Thời gian qua tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên đã được khởi động, con đường thống nhất hai miền Bắc - Nam của dân tộc Triều Tiên cũng đã được mở ra, song có lẽ đó là một tiến trình còn rất lâu dài. Và có lẽ đến tận bây giờ người dân Triều Tiên cũng không thể ngờ rằng đường phân giới tiếp thu sự đầu hàng năm đó của quân đội Nhật Bản lại có thể trở thành giới tuyến chia cắt giữa Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên suốt 60 năm qua.