Kỹ năng phản biện là kỹ năng sử dụng những luận cứ và dẫn chứng để đưa ra ý kiến, bảo vệ quan điểm của mình; kết hợp cùng việc đánh giá, phân tích, đánh giá thông tin theo những cách nhìn khác nhau nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề.
Tầm quan trọng của việc lựa chọn ngành nghề phù hợp với sở thích và khả năng của bản thân
Chọn nghề là một quyết định quan trọng có thể ảnh hưởng lớn đến tương lai của bạn. Theo đuổi sự nghiệp là một phần bình thường trong cuộc sống của mỗi người, nhưng chọn đúng nghề nghiệp mới là điều có thể dẫn đến thành công. Mặc dù có nhiều yếu tố quan trọng cần xem xét khi lựa chọn nghề nghiệp, nhưng điều quan trọng nhất là niềm đam mê hoặc sở thích của bạn. Chọn một nghề nghiệp không phù hợp để mức lương cao hơn, nhưng bạn có thể sẽ không thấy thú vị với công việc của mình.
Một nghề nghiệp phù hợp có thể mang lại cảm giác thỏa mãn và làm cho ngày làm việc của bạn có ý nghĩa hơn. Đồng thời giúp chúng ta học hỏi những kỹ năng mới khi phát triển sự nghiệp của mình. Vì vậy, một nghề nghiệp phù hợp không chỉ nằm ở mức lương, mà còn nhiều điều hơn thế nữa.
Để chọn ngành nghề phù hợp với bản thân, bạn cần phải tìm hiểu về bản thân mình. Điều này bao gồm việc tìm hiểu về sở thích, khả năng, tính cách và giá trị của bản thân. Bạn có thể tìm hiểu bằng cách tham khảo các tài liệu về tâm lý học, trang web tư vấn nghề nghiệp hoặc tham gia các khóa học tư vấn nghề nghiệp.
Đối với những người có tính cách năng động, thích giao tiếp và có kỹ năng nói tốt, thì có thể lựa chọn những công việc liên quan đến sáng tạo hoặc ngoại giao. Ngược lại, những người coi trọng sự ổn định, cẩn thận, tỉ mỉ thì nghề kế toán hoặc nhân sự là lựa chọn phù hợp hơn.
Xã hội ngày nay có rất nhiều ngành nghề đa dạng. Khi bạn đam mê và cống hiến cho một lĩnh vực nào đó, bạn sẽ có động lực để làm việc và phát triển trong lĩnh vực đó. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ theo đuổi sự hào nhoáng của công việc mà chọn nghề nghiệp không phù hợp với mình. Điều đó có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực như thất vọng, lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức,...
Thế mạnh là yếu tố quan trọng trong việc chọn nghề. Điều đầu tiên cần làm là xác định môn học mà bạn yêu thích và học giỏi để quyết định khả năng phát triển của bạn trong ngành nghề đó.
Ví dụ, nếu bạn có thế mạnh về ngôn từ và ngoại ngữ, bạn có thể phát triển mạnh trong lĩnh vực truyền thông, báo chí,... Nếu bạn thích toán học và khoa học tự nhiên, bạn có thể có khả năng tư duy logic và lựa chọn những ngành kỹ thuật hoặc công nghệ. Nếu bạn có khả năng vận động tốt, bạn có thể lựa chọn các ngành liên quan đến thể dục thể thao…
Do đó, để tìm kiếm ngành nghề phù hợp với bản thân, hãy dành thời gian để suy ngẫm và đánh giá lại các giá trị mà bạn đang có. Chúng bao gồm các kỹ năng cứng, kỹ năng mềm và tính cách. Từ đó làm cơ sở để chọn nghề phù hợp.
Sau khi hiểu rõ hơn về khả năng và thế mạnh của bản thân, cũng là lúc bạn hình dung ra một số công việc mà bạn muốn theo đuổi.
Hãy liệt kê tất cả các vị trí, công ty và ngành mà bạn thực sự quan tâm hoặc mô tả kiểu công việc mà bạn muốn làm.
Hãy nhớ rằng không phải lúc nào bạn cũng có thể tìm được một công việc đáp ứng mọi nhu cầu của mình. Chúng có thể hơi khác nhau về chức danh công việc hoặc mô tả công việc.
Vì vậy, hãy luôn giữ một tư duy linh hoạt khi lập danh sách công việc này.
Khi bạn đã có được danh sách sơ bộ các công việc mà bạn muốn thực hiện, hãy tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn về từng ngành nghề đó.
Không phải tất cả những gì được liệt kê đều phù hợp với bạn. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề nghiệp của bạn như mức lương, phúc lợi, yêu cầu công việc, triển vọng nghề nghiệp,...
Vì vậy, hãy đầu tư thời gian nghiên cứu ngành nghề để đưa ra câu trả lời chính xác. Bạn có thể đánh giá và lựa chọn ngành nghề dựa theo các tiêu chí sau đây:
Bạn có thể tìm kiếm các thông tin này trên internet, sách báo, cẩm nang tuyển sinh,... Bạn cũng có thể liên hệ với các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp của trường hoặc các người làm trong ngành để tham khảo.
Khảo sát thị trường lao động cũng là một bước quan trọng trong việc tìm kiếm ngành nghề phù hợp. Bạn cần tìm hiểu về các ngành nghề đang được ưa chuộng và có nhu cầu tuyển dụng cao. Bạn có thể tìm thông tin này trên các trang web tuyển dụng, báo chí hoặc từ nguồn tin cậy khác.
Tìm hiểu về nhu cầu tuyển dụng và tiềm năng phát triển của các ngành nghề cũng là một yếu tố không thể bỏ qua . Bạn cần phải tìm hiểu về số lượng việc làm trong ngành nghề đó. Cũng như mức lương, cơ hội thăng tiến và các chính sách phúc lợi của các công ty cho công việc đó.
Bên cạnh đó nhu cầu tuyển dụng, các xu hướng công nghệ của ngành nghề cũng là điều cần quan tâm. Hiện tại các ngành nghề liên quan đến công nghệ thông tin, kỹ thuật cơ khí, y tế, kinh doanh, marketing đang phát triển mạnh mẽ và có tiềm năng lớn trong tương lai.
Tìm hiểu thông tin từ nguồn tin cậy
Để chọn ngành nghề phù hợp với bản thân, bạn cần phải tìm hiểu thông tin từ các nguồn tin cậy. Điều này bao gồm việc tìm hiểu thông tin từ các trường đại học, các trung tâm đào tạo nghề và các tổ chức tư vấn nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm kiếm thông tin từ các trang web uy tín, những người đã hoặc đang làm việc trong ngành nghề đó.
Hiện nay, Internet là một nguồn thông tin vô hạn. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tìm kiếm mọi thông tin về công việc/ ngành nghề thông qua các trang web, các hội nhóm trên mạng xã hội… Một lưu ý nhỏ là bạn hãy chỉ lựa chọn các nguồn tin uy tín để tham khảo thôi nhé!
Ngoài ra, sự tư vấn từ những người đã hoặc đang làm việc trong ngành nghề mà bạn muốn theo đuổi là một kênh thông tin cực kì hữu ích.
Tham gia các buổi gặp gỡ, hội thảo, seminar giúp bạn gặp gỡ và trao đổi với những người đã có kinh nghiệm trong ngành. Đồng thời giúp bạn có được cái nhìn rõ hơn về ngành, nghề.
Bên cạnh đó, việc tham gia các hoạt động này còn giúp bạn cập nhật thông tin mới nhất về ngành nghề, tìm kiếm cơ hội hợp tác cũng như mở rộng mạng lưới liên kết trong ngành nghề của mình.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia theo đuổi các khóa học trực tuyến miễn phí hoặc trả phí hoặc thực tập trong lĩnh vực mình quan tâm. Điều này không chỉ giúp bạn có thêm kinh nghiệm thực tế mà còn giúp bạn hiểu hơn về công việc. Đồng thời xây dựng và mở rộng quan hệ trong ngành.
Việc chọn ngành nghề phù hợp với bản thân là một quá trình quan trọng và cần thiết để đạt được sự thành công trong sự nghiệp của mình.
Để chọn ngành nghề phù hợp với bản thân, bạn cần phải tìm hiểu về bản thân, tìm hiểu về công việc thông qua các nguồn tin tin cậy, trang web uy tín, những người đã hoặc đang làm việc trong ngành nghề đó hoặc tham gia các buổi gặp gỡ, hội thảo,...
Hy vọng với những cách chọn ngành nghề này, bạn có thể tìm được công việc phù hợp với bản thân và đạt được sự thành công trong sự nghiệp của mình.
Khả năng tư duy là một phần rất quan trọng trong cuộc sống, và chúng ta có thể rèn luyện nó mỗi ngày. Hãy thử làm quiz để biết được khả năng của mình tới đâu nhé!
Năng lực tư duy là kỹ năng vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập như ngày nay. Đi kèm với việc làm sao để phát triển năng lực tư duy, các bài đánh giá năng lực tư duy và khả năng sáng tạo cho trẻ cũng là vấn đề rất được quan tâm. Vậy thực chất bài đánh giá năng lực tư duy là gì? Nó có tầm quan trọng như thế nào đối với tiến trình phát triển của trẻ?
Năng lực tư duy và khả năng sáng tạo là chiếc chìa khoá vạn năng để trẻ mở cánh cửa thành công trong tương lai.
Bất kì một hoạt động nào trong quá trình học tập, làm việc, hay trong cuộc sống đều cần đến năng lực tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng sáng tạo. Chính vì vậy, năng lực tư duy được coi như một chiếc chìa khoá vạn năng để giúp trẻ mở cánh cửa thành công trong tương lai.
Đặc biệt, từ 3-11 tuổi là giai đoạn “vàng” để trẻ hoàn thiện trí não và hình thành, phát triển năng lực tư duy nền tảng. Nếu không nắm bắt được giai đoạn này thì trẻ sẽ mãi mãi không thể phát huy tối ưu được những năng lực mà đáng ra trẻ có thể phát triển được.
Mỗi đứa trẻ đều là mỗi cá thể khác biệt với những thiên hướng đặc biệt, vì vậy, để giúp trẻ phát triển tư duy một cách toàn diện, việc xác định chính xác trình độ và nền tảng kiến thức cơ bản của trẻ, từ đó đưa ra lộ trình học tập, phát triển phù hợp là vô cùng quan trọng. Mỗi đứa trẻ có quá trình phát triển năng lực tư duy, tiềm năng và tố chất, cũng như phương pháp tiếp thu kiến thức khác nhau.
Trẻ có thể phát triển nhanh hoặc chậm hơn các bạn cùng lứa. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng học hỏi và phát triển không chỉ về nhận thức mà còn ảnh hưởng tới cả cảm xúc của trẻ. Bởi vậy, bài đánh giá năng lực tư duy là rất quan trọng nhằm xác định được năng lực tư duy của trẻ đang ở mức độ nào để xây dựng được phương pháp học tập phù hợp cho trẻ.
Bài đánh giá năng lực tư duy là bài kiểm tra xác định chính xác trình độ tư duy của trẻ đang ở mức độ nào.
Vậy, Bài đánh giá năng lực tư duy là gì? Bài đánh giá năng lực tư duy là một bài kiểm tra với mục đích đánh giá chính xác năng lực tư duy, khả năng nhận thức, nhằm xác định xem trình độ tư duy của trẻ đang ở mức độ nào.
Bài đánh giá Năng lực tư duy của CMS EDU được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn quốc tế CCSS (Common Core State Standards). CCSS là viết tắt của cụm từ “Common Core State Standards” (Tiêu chuẩn Cốt lõi chung). Đây là tập hợp các tiêu chuẩn học tập cho mọi học sinh được thống nhất bởi các chuyên gia giáo dục Mỹ, nhằm đưa ra những chuẩn chung về kiến thức mà học sinh cần đạt được khi kết thúc mỗi cấp độ học ở tất cả các bang của Mỹ.
Tại Hệ thống trung tâm phát triển Năng lực tư duy và Sáng tạo quốc tế CMS Edu, bài đánh giá Năng lực tư duy và khả năng sáng tạo được nghiên cứu và phát triển bởi các chuyên gia giáo dục hàng đầu thuộc các trường Đại học tại Mỹ và Hàn Quốc, là thành quả dựa trên các nghiên cứu về năng lực và tâm lý lứa tuổi của trẻ.
Bài đánh giá được diễn ra trong 70 phút, gồm hai phần: Kiểm tra các kiến thức cơ bản học thông qua các câu hỏi trắc nghiệm và Đánh giá tư duy thông qua các bài toán tự luận.
Không chỉ đưa ra đánh giá về năng lực tư duy dựa trên các tiêu chí đa dạng, kết quả bài đánh giá tại CMS Edu còn được chuẩn hóa bằng phần mềm phân tích các chỉ số, đưa ra một bảng phân tích năng lực chi tiết chỉ rõ trẻ có điểm mạnh hay điểm yếu ở thể loại tư duy nào. Từ đó giáo viên sẽ đưa ra tư vấn phù hợp về chương trình và lộ trình học phù hợp với năng lực và lứa tuổi của trẻ.
Đặc biệt, kết quả này có giá trị trên hệ thống CMS EDU toàn cầu, qua phần mềm có thể so sánh với chỉ số trung bình của trẻ cùng độ tuổi tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới.