Công nghiệp 4.0 là một thuật ngữ dùng để chỉ sự kết hợp các công nghệ thông minh như trí tuệ nhân tạo, máy học, internet vạn vật, điện toán đám mây, robot, thực tế ảo... để tối ưu hóa quy trình và phương thức sản xuất, kinh doanh và quản lý.

Người lao động được nhận mức lương cơ bản như thế nào?

Lương cơ bản có thể hiểu là mức lương tối thiểu người lao động nhận được, nên mức lương cơ bản đối với khối doanh nghiệp và khối Nhà nước cũng có sự khác biệt.

Do đó, lương cơ bản hiện nay sẽ được chia ra thành 02 nhóm đối tượng như sau:

* Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động cho các doanh nghiệp, cá nhân:

Lương cơ bản của người lao động làm việc trong doanh nghiệp được xác định theo thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ.

Lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình tại khu vực mà họ sinh sống, làm việc.

Trong khi đó, lương cơ bản là lương trong hợp đồng lao động và do các bên thỏa thuận với nhau. Chính vì thế, lương cơ bản sẽ có mức thấp nhất là bằng mức lương tối thiểu vùng.

Mức lương tối thiểu vùng hiện nay được quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:

+ Vùng I: Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.680.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 22.500 đồng/giờ.

+ Vùng II: Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.160.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 20.000 đồng/giờ.

+ Vùng III: Mức lương tối thiểu theo tháng là 3.640.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 17.500 đồng/giờ.

+ Vùng IV: Mức lương tối thiểu theo tháng là 3.250.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 15.600 đồng/giờ.

* Đối với cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước:

Lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức chính là tích của lương cơ sở và hệ số lương theo công thức sau:

Lương cơ bản = Lương cơ sở x Hệ số lương

Từ 01/7/2023: Mức lương cơ bản = 1,8 triệu đồng/tháng x hệ số lương (Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).

Công nghiệp 4.0 tác động như thế nào đến người lao động?

Công nghiệp 4.0 là một quá trình kết hợp các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình và phương thức sản xuất, kinh doanh và quản lý. Công nghiệp 4.0 có tác động tác động đến người lao động trong những vấn đề như sau:

- Công nghiệp 4.0 tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới, đòi hỏi cao về kiến thức, kỹ năng, sáng tạo và khả năng thích ứng với các công nghệ mới. Người lao động có thể tận dụng các công cụ số để hỗ trợ công việc, nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

- Đồng thời, công nghiệp 4.0 cũng gây ra sự biến động, không chắc chắn và cạnh tranh cao trong thị trường lao động. Người lao động có thể bị mất việc làm hoặc bị giảm thu nhập do sự thay thế của máy móc, robot và trí tuệ nhân tạo. Người lao động phải liên tục học hỏi, cập nhật kiến thức và kỹ năng để không bị bỏ lại phía sau.

- Công nghiệp 4.0 thay đổi cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng của lao động vật chất và tăng tỷ trọng của lao động trí tuệ. Người lao động phải có khả năng làm việc nhóm, giao tiếp, trao đổi thông tin và kiến thức với các bên liên quan trong và ngoài tổ chức.

- Công nghiệp 4.0 tác động đến điều kiện làm việc, quyền lợi và lợi ích của người lao động. Người lao động có thể làm việc linh hoạt, từ xa, theo dự án hoặc theo kết quả. Người lao động cũng có thể được hưởng các chính sách tiền lương bảo đảm đời sống và có tích lũy từ tiền lương; mở rộng cơ hội cho công nhân mua cổ phần trong doanh nghiệp; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.