DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng
Gia đình Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa tặng sách cho thư viện Tổng cục Công nghiệp quốc phòng.
Năm 1933, Phạm Quang Lễ đỗ đầu cả hai kỳ thi tú tài (tú tài Tây và bản xứ). Vì nhà nghèo, ông không thể ra Hà Nội học đại học và trở về làm giúp việc cho người Thư ký kế toán tòa sứ Mỹ Tho (trong thời gian này, ông tự học thêm về Luật). Đến tháng 9-1935, Phạm Quang Lễ sang du học tại Pháp. Trong những năm tháng du học, mặc dù Chính phủ Pháp nghiêm cấm người dân thuộc địa học tại các trường dạy nghề vũ khí, hay vào làm ở các viện nghiên cứu, các nhà máy sản xuất vũ khí nhưng ông vẫn quyết tâm theo học, tốt nghiệp kỹ sư và làm việc tại các nhà máy điện khí, sản xuất máy bay, viện nghiên cứu vũ khí, kỹ thuật hàng không của Pháp, Đức; đồng thời là hội viên của Hội Việt Nam ái hữu tại Pháp. Trong suốt quá trình này, ông đã bí mật nghiên cứu, tích lũy kiến thức về chế tạo vũ khí để trở về phục vụ đất nước. Đến năm 1946, sau 11 năm học tập, nghiên cứu, ông đã sưu tầm, ghi chép được hơn 30.000 trang tài liệu về vũ khí. Ông đã viết lại dòng suy nghĩ: Dân mình thế nào cũng có ngày nổi dậy; mình phải có súng đạn, phải ra công tự làm súng đạn một phần nào. 80 năm nay, chúng nó không cho một người Việt Nam nào được học trường chế tạo vũ khí cả.
Tháng 9-1946, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đã từ bỏ cuộc sống sung túc, đầy đủ ở châu Âu, theo Bác Hồ trở về nước, sẵn sàng chấp nhận mọi vất vả, khó khăn, hy sinh, gian khổ để hòa mình vào cuộc kháng chiến của dân tộc, với tâm nguyện suốt đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Ngày 5-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp giao nhiệm vụ cho Phạm Quang Lễ làm Cục trưởng Cục Quân giới và đặt tên mới cho ông. Người nói: Việc sản xuất vũ khí để đánh giặc cứu nước là việc làm đại nghĩa, vì vậy Bác đặt tên mới cho chú là Trần Đại Nghĩa.
Với 84 tuổi đời, gần 40 năm hoạt động cách mạng, ông không chỉ góp phần đặt nền móng cho sự phát triển lớn mạnh của ngành Quân giới và Quân đội nhân dân Việt Nam, mà còn đóng góp quan trọng vào nền khoa học, kỹ thuật, công nghệ nước nhà. Những cống hiến to lớn trên của ông được Đảng và Nhà nước ghi nhận: Được phong quân hàm Thiếu tướng (1948); được phong tặng Danh hiệu “Anh hùng Lao động” (1952). Cùng nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 về Cụm công trình nghiên cứu và chỉ đạo kỹ thuật chế tạo vũ khí (bazooka, súng không giật, đạn bay) trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954.
Cuộc đời hoạt động và sự nghiệp của nhà khoa học lớn Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa là một tấm gương sáng về lòng yêu nước, về lý tưởng, sự cống hiến cho dân tộc và đạo đức cách mạng cho các thế hệ cán bộ làm công tác khoa học công nghệ hôm nay.
Tại buổi lễ, Tổng cục CNQP tổ chức trao giải Cuộc thi tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa cho 5 tập thể và 32 cá nhân.
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Chính trị xem các tin, bài liên quan.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam là một tướng lĩnh cấp cao, có cấp bậc sĩ quan cao nhất trong hệ thống Quân hàm Quân đội nhân dân Việt Nam với cấp hiệu 4 ngôi sao vàng[1].
Theo quy định hiện hành, theo Điều 88 Hiến pháp Việt Nam 2013, quân hàm Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam do Chủ tịch nước, kiêm Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia quyết định phong cấp.
Quân hàm Đại tướng chỉ được phong cho các sĩ quan cấp cao nắm giữ các chức vụ: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Ngoại lệ có:
Tính đến ngày 20 tháng 10 năm 2024, Quân đội nhân dân Việt Nam đã có 17 quân nhân được phong quân hàm Đại tướng.
Có 2 quân nhân được phong thẳng quân hàm Đại tướng không qua các cấp trung gian là: Võ Nguyên Giáp (1948) và Nguyễn Chí Thanh (1959).
Hiện có 2 đại tướng quân đội giữ quân hàm còn đang công tác trong ngành là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang và Tổng tham mưu trưởng Nguyễn Tân Cương. Ngoài ra còn có 1 đại tướng quân đội khác giữ quân hàm nhưng không còn công tác trong ngành là Chủ tịch nước Lương Cường.
Theo sắc lệnh số 33 ngày 22 tháng 3 năm 1946 do Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký, cấp bậc Đại tướng Quân đội Quốc gia Việt Nam được quy định lần đầu tiên với cấp hiệu cầu vai 3 sao vàng trên nền đỏ. Tuy nhiên, tại thời điểm đó chưa có quân nhân được phong quân hàm này. Mãi đến ngày 20 tháng 1 năm 1948, Tổng Tư lệnh Quân đội Quốc gia và dân quân tự vệ Võ Nguyên Giáp là người đầu tiên được phong quân hàm này.
Cấp bậc Đại tướng một lần nữa được quy định lại với Luật Quy định chế độ phục vụ của Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 31 tháng 5 năm 1958[2]. Và Nghị định 307-TTg ngày 20 tháng 6 năm 1958 cũng quy định quân hàm Đại tướng mang 4 ngôi sao vàng trên cấp hiệu. Và ngày 31 tháng 8 năm 1959, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Chí Thanh là người thứ 2 được thụ phong quân hàm Đại tướng.