Thuế nhà thầu phần mềm là gì? Cách tính thuế nhà thầu phần mềm như thế nào? Thời hạn nộp thuế nhà thầu phần mềm là bao lâu?

#1. Thuế nhà thầu mua bản quyền phần mềm nước ngoài và dịch vụ kèm theo

Công văn số 67597/CT-TTHT ngày 31/10/2016 của Cục thuế TP. Hà Nội

Trường hợp Công ty ký hợp đồng mua bản quyền phần mềm kèm theo dịch vụ bảo hành phần mềm của Công ty ở nước ngoài thì thu nhập từ hợp đồng này thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu tại Việt Nam.

Tuy nhiên, sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Vì vậy, Công ty chỉ khấu trừ, nộp thay thuế TNDN, miễn khấu trừ thuế GTGT.

Bạn đọc tham khảo trường hợp của Công ty TTCL Public dưới đây:

Theo Công văn 4851/CT-TTHT ngày 27/05/2016 của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh:

Trường hợp của Công ty theo trình bày Công ty TTCL Public (Công ty mẹ tại Thái Lan) ký hợp đồng trực tiếp mua phần mềm Cadworx từ nhà cung cấp phầm mềm tại Thái Lan sau đó bán lại cho Công ty để phục vụ cho hoạt đông sản xuất kinh doanh của Công ty tại Việt Nam thì:

Các hồ sơ, chứng từ như: Hợp đồng ký kết giữa Công ty mẹ với Công ty cung cấp phần mềm, thư đề nghị thanh toán tiền của Công ty mẹ kèm theo hóa đơn (phí dịch vụ giá trị phần mềm), chứng từ thanh toán, hồ sơ khai nộp thuế nhà thầu là căn cứ để Công ty tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này

#3. Thuế nhà thầu dịch vụ bảo trì phần mềm

Theo Công văn 11655/CT-TTHT ngày 27/12/2014 của cục thuế TP Hồ Chí Minh:

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty theo trình bày ký hợp đồng mua sản phẩm phần mềm qua internet của tổ chức nước ngoài (kèm theo dịch vụ bảo trì phần mềm) thì khi thanh toán tiền cho tổ chức nước ngoài Công ty có trách nhiệm tính, khấu trừ, kê khai và nộp thuế nhà thầu cụ thể như sau:

Trường hợp theo thỏa thuận tại Hợp đồng nhà thầu, số tiền thanh toán cho Nhà thầu đã bao gồm thuế nhà thầu thì tiền thuế TNDN nhà thầu, Công ty không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Bạn đọc tham khảo trường hợp của Công ty Toyata Tsusho Việt Nam để hiểu rõ hơn về nội dung này:

Ngày 2 tháng 10 năm 2017, Cục thuế Hà nội đã có Công văn số 65143/CT-TTHT gửi trả lời các vướng mắc của các doanh nghiệp Nhật Bản trong đó có câu trả lời các vấn đề liên quan đến thuế nhà thầu nước ngoài khi công ty Việt Nam chi trả tiền mua phần mềm, dịch vụ bảo trì phần mềm và dịch vụ thuê đường trường cho các nhà cung cấp nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam.

Công ty mua phần mềm SAP từ nước ngoài và trả một khoản phí cố định. Sau đó khi triển khai sử dụng hàng tháng công ty phải trả tiền phí bảo trì và phí sử dụng cho từng user, phí đường truyền (thuê của một công ty bên Nhật Bản khác thực hiện). Vậy công ty sẽ phải tính nộp thuế nhà thầu cho từng loại sản phẩm dịch vụ theo thuế suất như thế nào cho các trường hợp:

2/ Tiền phí bảo trì, phí sử dụng cho từng user hàng tháng

3/ Tiền thuê đường truyền hàng tháng trả cho một công ty độc lập.

Căn cứ quyết định hiện hành và giả sử hợp đồng tách riêng giá trị từng hoạt động hoặc ký riêng với các nhà cung cấp khác nhau thì thuế nhà thầu được áp dụng như sau:

Thuế giá trị gia tăng: Phần mềm không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT

Thuế TNDN: Tỷ lệ 10% theo hướng dẫn tại khoản 2 điều 13 Thông tư 103

- Đối với dịch vụ bảo trì, sử dụng phần mềm cho từng user

Thuế giá trị gia tăng: Nếu các dịch vụ trên là dịch vụ phần mềm theo quy định của Luật Công nghệ thông tin thì đối tượng không chịu thuế GTGT. Nếu không phải là dịch vụ phần mềm theo quy định thì áp dụng tỷ lệ % thuế GTGT là 5% theo hướng dẫn tại TT103

Thời hạn nộp thuế nhà thầu phần mềm là bao lâu?

Người nộp thuế nhà thầu cần phải nộp thuế đầy đủ và đúng hạn, theo quy định trong ngân sách nhà nước.

Thời hạn nộp thuế là ngày cuối cùng của việc nộp hồ sơ khai thuế, trong trường hợp người nộp thuế tính thời hạn thanh toán cho các loại thuế ghi trong thông báo, quyết định hoặc tài liệu của cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan thuế nhà nước có thẩm quyền khác.

Theo quy định trên, thời hạn thanh toán thuế nhà thầu của doanh nghiệp được ấn định là 10 ngày nếu thanh toán được thực hiện hoặc vào ngày 20 của tháng tiếp theo nếu được thanh toán hàng tháng kể từ ngày nghĩa vụ thuế trùng với với thời hạn thanh toán khai thuế.

Hãng Kiểm toán Es-Glocal mua phần mềm quản lý nhân sự của một Công ty Z là Công ty nước ngoài. Sau khi hai bên ký hợp đồng mua phần mềm vào ngày 20/6, đến ngày 03/07 Công ty Z xuất hóa đơn cho Hãng Kiểm toán Es-Glocal. Đến ngày 10/7 Hãng Kiểm toán Es-Glocal mới chuyển tiền thanh toán cho Công ty Z (số tiền không bao gồm thuế nhà thầu). Lúc này thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và nộp tiền thuế nhà thầu chậm nhất là vào ngày 20/7 (10 ngày kể từ ngày chuyển tiền thanh toán)

Như vậy, Hãng Kiểm toán ES (https://esaudit.com.vn/) vừa chia sẻ với quý bạn đọc bài viết Thuế nhà thầu phần mềm là gì và các khía cạnh liên quan. Nếu có vướng mắc các bạn có thể để lại bình luận bên dưới nhé.

Dịch vụ phần mềm là gì? Có các loại dịch vụ phần mềm nào?

Theo khoản 10 Điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP: Dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.

Trong đó, phần mềm là chương trình máy tính đ­ược mô tả bằng hệ thống ký hiệu, mã hoặc ngôn ngữ để điều khiển thiết bị số thực hiện chức năng nhất định. (Khoản 12 Điều 4 Luật Công nghệ thông tin 2006)

Sản phẩm phần mềm là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng.

Hoạt động công nghiệp phần mềm là hoạt động thiết kế, sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm, bao gồm sản xuất phần mềm đóng gói; sản xuất phần mềm theo đơn đặt hàng; sản xuất phần mềm nhúng; hoạt động gia công phần mềm và hoạt động cung cấp, thực hiện các dịch vụ phần mềm.

Hiện hành, các loại sản phẩm phần mềm, dịch vụ phần mềm theo Nghị định 71/2007/NĐ-CP gồm:

**Các loại sản phẩm phần mềm bao gồm:

**Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:

- Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;

- Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;

- Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;

- Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;

- Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;

- Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;

- Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;

Dịch vụ phần mềm có chịu thuế GTGT? (Hình từ internet)

Danh mục hàng hóa, dịch vụ công nghệ không được giảm thuế GTGT theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP

Tại Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định giảm thuế GTGT 2% đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, nhưng có loại trừ một số hàng hóa, dịch vụ, trong đó có nhóm hàng hoá, dịch vụ công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin.

Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP.

Khi kinh doanh có phát sinh thu nhập từ hoạt động cung ứng dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài sẽ phải nộp thuế nhà thầu. Vậy thuế suất thuế nhà thầu? Đối tượng áp dụng thuế nhà thầu ra sao? Mời quý độc giả cùng Phần mềm kế toán EasyBooks tìm hiểu ngay sau đây nhé!

– Thuế nhà thầu được hiểu là loại thuế áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài và nhà thầu phụ nước ngoài khi kinh doanh hoặc có thu nhập tại Việt Nam.

– Nhà thầu nước ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoặc cá nhân mang quốc tịch nước ngoài tham dự thầu tại Việt Nam theo khoản 37 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013.

– Nhà thầu phụ nước ngoài được quy định như sau:

Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo khoản 36 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013.