Để làm được điều này cần phải phân loại rác thải tại nguồn; rác có thể tái sử dụng, phần không sử dụng được chiếm tỉ lệ nhỏ hoàn toàn có khả năng tính khối lượng. Đây chính là căn cứ để tính phí phải đóng cho người xả thải.

Tìm hiểu thêm về GDTC và các hoạt động khác tại UEH

Website “TÀI LIỆU GIÁO DỤC” cung cấp nhiều bài viết hữu ích về giáo dục, sức khỏe và các hoạt động ngoại khóa. Hãy khám phá thêm để có thêm kiến thức bổ ích.

Các hoạt động thể thao sôi nổi tại UEH

Hãy liên hệ Số Điện Thoại: 0372777779, hoặc đến địa chỉ: 233 Lê Thanh Nghị, Hà Nội. Chúng tôi có đội ngũ chăm sóc khách hàng 24/7.

GDTC tại UEH không chỉ đơn thuần là môn học tính điểm mà còn là hành trình rèn luyện sức khỏe, phát triển bản thân và xây dựng lối sống lành mạnh. Hãy tham gia tích cực và tận hưởng những lợi ích mà môn học này mang lại. Hãy để lại bình luận và chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé!

Năm 2023, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Đại Lộc khoảng 16.673 tấn (tương đương 45,68 tấn/ngày) và con số này gia tăng trong năm 2024. Trên địa bàn huyện, Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) Bắc Quảng Nam hiện đang đảm nhận việc xử lý rác thải vùng Đại Lộc và một số địa phương lân cận.

Trong đó, khối lượng CTRSH từ khu vực hộ gia đình chiếm 72% (tương đương 12.005 tấn/năm); CTRSH từ khu vực ngoài hộ gia đình chỉ chiếm đến 28% (hơn 4.668 tấn/năm). Khối lượng CTRSH tập trung nhiều ở thị trấn Ái Nghĩa, các xã Đại Nghĩa, Đại Hiệp, Đại Quang, Đại Đồng…

Toàn bộ CTRSH trên địa bàn huyện hiện nay đều được vận chuyển về Nhà máy xử lý CTRSH Bắc Quảng Nam để xử lý. Thời gian qua, công tác thu gom, vận chuyển rác thải do UBND các xã, thị trấn trực tiếp hợp đồng với Công ty CP Môi trường đô thị Quảng Nam thực hiện.

Riêng hạng mục xử lý rác thải do Phòng TN-MT huyện Đại Lộc hợp đồng với Công ty CP Môi trường Huy Hoàng Eco (đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy xử lý CTRSH Bắc Quảng Nam) để xử lý. Trước áp lực gia tăng về lượng CTRSH hiện nay, đòi hỏi công tác phân loại rác thải tại nguồn, công tác thu gom, xử lý rác thải phải được chuẩn hóa, đồng bộ hóa.

Những năm qua, các cấp, các ngành trên địa bàn Đại Lộc đã đẩy mạnh tuyên truyền công tác tuyên truyền về phân loại CTRSH tại nguồn và phòng chống rác thải nhựa.

Từ những năm 2018, 2019, trong quá trình hoàn thiện việc thực hiện “Đề án thu gom rác thải nông thôn”, các xã, thị trấn đều tổ chức 2-3 đợt tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, quản lý CTRSH nói chung.

Từ năm 2021, sau khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 ra đời, công tác tuyên truyền về phân loại CTRSH tại nguồn được tập trung đẩy mạnh. Từ năm 2020 đến nay, tổ chức 84 buổi tuyên truyền, tập huấn được tổ chức tại 18/18 xã/thị trấn...

Để giảm thiểu rác thải tại nguồn, việc thực hành phân loại ngay tại từng gia đình rất quan trọng. Theo bà Nguyễn Thị Hiệp - Chủ tịch Hội LHPN huyện Đại Lộc, hằng năm Hội LHPN huyện và các đoàn thể địa phương tổ chức các buổi sinh hoạt lồng ghép nội dung tuyên truyền về phân loại rác thải, giảm thiểu rác thải nhựa.

Phong trào “Chống rác thải nhựa”, “Xóa bỏ tụ điểm ô nhiễm rác thải nhựa, túi ny lon” được đẩy mạnh ở 18/18 xã, thị trấn. Qua đó, thay đổi nhận thức của người dân về phân loại và thực hành giảm thiểu rác thải tại nguồn.

Các mô hình “Phụ nữ xách giỏ đi chợ, hộp đựng thức ăn”, “Sử dụng túi ny lon sinh học thân thiện môi trường” được triển khai đã từng bước lan tỏa trong cộng đồng. Hay như mô hình “Hố rác hữu cơ” được triển khai từ năm 2019 đến nay đối với những hộ gia đình có đất vườn rộng cho thấy rất hiệu quả.

Đặc biệt, mô hình “Đổi rác thải nhựa lấy nhu yếu phẩm”, mô hình “Ngôi nhà xanh” đã được triển khai ở các xã/thị trấn tăng cường khả năng thu gom các loại rác thải tái chế, được cán bộ, hội viên phụ nữ hưởng ứng. Một số xã làm tốt mô hình như Đại Hòa, Đại Cường, Đại Minh, Đại An, Đại Hiệp, Đại Hồng...

Bà Nguyễn Thị Hiệp chia sẻ, các mô hình giảm thiểu rác thải nhựa, phân loại CTRSH đã từng bước lan tỏa đến cộng đồng, từng bước giúp người dân thay đổi nhận thức, tiến đến hình thành thói quen phân loại rác thải.

Đây cũng là tiền đề tiến đến thực hiện phân loại, thu gom riêng, thực hiện thành công Đề án. Tại các khu dân cư, người dân cơ bản đã phân loại được 3 loại rác thải chính là rác thải hữu cơ, rác tái chế và rác vô cơ khác… Tuy nhiên, bước đầu, việc phân loại cũng gặp nhiều khó khăn.

Ông Võ Ngọc Tốt - Trưởng phòng TN-MT huyện cho hay, Đề án phân loại CTRTN đã được HĐND huyện Đại Lộc thông qua, sắp tới sẽ ban hành nghị quyết để triển khai thực hiện.

Đề án sẽ được phân kỳ để thực hiện, giai đoạn 2024 - 2025 triển khai ở Đại Hòa, Đại An, thị trấn Ái Nghĩa, Đại Hiệp; năm 2026 tiếp tục triển khai ở một số xã; năm 2027 tổ chức kiểm tra, khảo sát đánh giá, sơ kết, nếu có những hạn chế sẽ chỉnh sửa đề án cho phù hợp, tiếp tục thực hiện đến năm 2030.

“Thời gian tới, Phòng TN-MT huyện sẽ làm việc với Công ty CP Môi trường đô thị Quảng Nam và Nhà máy xử lý CTRSH Bắc Quảng Nam, các địa phương để triển khai phối hợp đồng bộ trong phân loại, thu gom từng loại rác thải theo kế hoạch.

Việc phân loại rác thải là khó khăn chung của cả tỉnh, cả nước; song, ở Đại Lộc thuận lợi là có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, địa phương có nhà máy xử lý, có công ty thu gom triệt để. Chỉ cần có nguồn lực, có sự vào cuộc, phối hợp đồng bộ, sẽ thành công” - ông Võ Ngọc Tốt nói.

Huyện Đoàn - Hội đồng đội huyện Đại Lộc vận động hơn 437 triệu đồng ủng hộ đồng bào phía Bắc

Hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Đoàn, Tỉnh đoàn Quảng Nam ủng hộ đồng bào phía Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu niên, nhi đồng huyện Đại Lộc đã tích cực hưởng ứng.

Kết thúc tuần cao điểm phát động ủng hộ đồng bào bị bão, lũ; Huyện đoàn, Hội đồng đội huyện Đại Lộc đã tiếp nhận hơn 437 triệu đồng từ các tổ chức, cá nhân, các cơ sở đoàn, đội trên địa bàn huyện.

Toàn bộ số tiền vận động đã được gửi về Tỉnh đoàn Quảng Nam để kịp thời chuyển đến đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại sau bão lũ. Trước đó, ở một số cơ sở đoàn, đoàn viên, thanh niên đã quyên góp hàng tấn nhu yếu phẩm, quần áo, trực tiếp vận chuyển đến vùng lũ.

Hội nghị Công an huyện lắng nghe ý kiến nhân dân năm 2024

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đại Lộc vừa phối hợp Công an huyện tổ chức hội nghị Công an lắng nghe ý kiến nhân dân năm 2024. Dự hội nghị có lãnh đạo huyện cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban ngành của huyện cùng tổ chức và người dân trên địa bàn.

Hội nghị là dịp củng cố mối quan hệ gắn bó giữa lực lượng công an và nhân dân, ghi nhận các ý kiến đóng góp của người dân để nâng cao chất lượng phục vụ, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Theo đại diện lãnh đạo Công an huyện Đại Lộc, lực lượng công an không chỉ có trách nhiệm giữ gìn an ninh trật tự, mà còn phải lắng nghe và tôn trọng các ý kiến từ nhân dân. Chính nhân dân là nguồn lực, là tai mắt quan trọng giúp lực lượng hoàn thành nhiệm vụ và ngày càng chuyên nghiệp hơn.

Tại hội nghị, đại diện các khu dân cư, đoàn thể đã đưa ra nhiều ý kiến, trong đó cho rằng lực lượng công an cần xử lý mạnh tay hơn đối với hành vi vi phạm giao thông, trộm cắp, tệ nạn xã hội... đang có xu hướng gia tăng tại một số khu vực. Có ý kiến đề xuất cải thiện quy trình làm việc của công an trong việc tiếp nhận và xử lý đơn thư tố cáo, khiếu nại của người dân, đảm bảo nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Lực lượng Công an huyện còn nhận nhiều ý kiến đóng góp của nhân dân trên địa bàn xã, các ban, ngành, địa phương... Lãnh đạo Công an huyện khẳng định, tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp thu, xử lý và cải thiện các vấn đề đã nêu. Đồng thời khẳng định, sự hợp tác và ủng hộ từ người dân là yếu tố quan trọng để công tác đảm bảo an ninh trật tự đạt hiệu quả cao.

Được biết, trong 9 tháng qua, Công an huyện Đại Lộc đã khởi tố 6 vụ với 28 bị can về hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc; khởi tố 15 vụ, 38 bị can phạm tội về ma túy...

Lực lượng Cảnh sát giao thông huyện tổ chức 599 ca tuần tra kiểm soát đường bộ, lập biên bản 1.605 trường hợp vi phạm, xử phạt hơn 2,7 tỷ đồng. Công an huyện đã tổ chức phát động phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại 113/113 khu dân cư; ra mắt lực lượng an ninh - trật tự tại cơ sở gồm 113 tổ với 330 thành viên…