Du lịch văn hoá (tiếng Anh: Cultural tourism) là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.

Lợi ích mà nông nghiệp xanh mang lại

Nông nghiệp xanh không chỉ là một xu hướng mới trong lĩnh vực nông nghiệp mà còn là nhu cầu thiết yếu để đối phó với các thách thức về môi trường và kinh tế hiện nay. Dưới đây là những lợi ích đáng kể:

Hệ sinh thái số của FPT IS thúc đẩy nông nghiệp bền vững – nông nghiệp tuần hoàn

Hiện nay, nông nghiệp Việt Nam đang dần chuyển đổi sang mô hình sản xuất mới để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và tiêu dùng xanh. Nông nghiệp xanh nhằm nâng cao tính cạnh tranh của nông sản, cải thiện chất lượng cuộc sống của nông dân, bảo vệ tài nguyên và hệ sinh thái nông nghiệp.

Để thúc đẩy nông nghiệp xanh và bền vững, công tác kiểm kê khí nhà kính là bước khởi đầu quan trọng, góp phần thúc đẩy dự án xanh, tạo ra chứng chỉ xanh để hàng hoá trong nước có thể vượt qua các cơ chế như thuế carbon, cũng như có cơ hội xâm nhập vào các chuỗi cung ứng xanh của thế giới

FPT IS đã nghiên cứu và phát triển giải pháp kiểm kê khí nhà kính đầu tiên tại Việt Nam – VertZéro. Giải pháp giúp số hóa toàn diện quy trình thu thập dữ liệu môi trường, tính toán, quản lý, tạo báo cáo khí thải, đáp ứng các khung tiêu chuẩn toàn cầu về báo cáo phát thải, loại bỏ khí nhà kính như ISO 14064-1, GHG Protocol và các tiêu chuẩn khác.

FPT IS đang tích cực hợp tác, kết nối cùng đối tác chuyển đổi xanh hàng đầu, tiêu biểu như Carbon EX (nền tảng giao dịch tín chỉ carbon Nhật Bản), Faeger (Công ty phát triển nông nghiệp định hướng khử carbon Nhật Bản)…, qua đó chia sẻ kinh nghiệm triển khai và mở rộng dự án xanh giữa Việt Nam và quốc tế.

Đồng thời, để tối đa hóa nguồn tài trợ và cơ hội kinh doanh xuyên biên giới, FPT IS cũng đã phát triển Hệ sinh thái tài chính số – TradeFlat. Giải pháp này cung cấp nền tảng giao dịch toàn trình (end-to-end), hỗ trợ trọn vẹn bài toán về tài trợ vốn lưu động cho doanh nghiệp nông nghiệp từ khâu nhập nguyên liệu đến phân phối sản phẩm trong nước và giao dịch thương mại quốc tế.

TradeFlat hợp tác với các ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam để triển khai các chương trình tài trợ vốn hiệu quả cho chuỗi cung ứng nông nghiệp nội địa. Đồng thời, hợp tác với các nền tảng quốc gia của Nhật Bản, New Zealand và một số quốc gia khác, giúp giảm thời gian giao dịch quốc tế từ 7-10 ngày xuống còn 0,5-1 ngày.

FPT IS mong muốn đồng hành cùng các cơ quan chuyên môn của Bộ trong việc áp dụng công nghệ số vào kiểm kê khí nhà kính và quản lý giảm phát thải, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp bền vững.

Nông nghiệp xanh là một giải pháp cấp thiết để đảm bảo sự bền vững cho nền nông nghiệp toàn cầu. Việc áp dụng các phương pháp canh tác thân thiện với môi trường, công nghệ hiện đại,… sẽ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Vui lòng liên hệ với FPT IS TẠI ĐÂY để cùng đồng hành trong hành trình hướng đến nông nghiệp bền vững.

Các mô hình nông nghiệp xanh phổ biến hiện nay

Dưới đây là 4 mô hình nông nghiệp xanh đang phổ biến nhất hiện nay:

Mô hình trồng rau thủy canh (Hydroponics)

Trồng rau bằng phương pháp thủy canh là mô hình rất quen thuộc mà ai cũng có thể áp dụng ngay tại nhà. Chỉ cần một không gian thoáng mát và có ánh sáng như gần cửa sổ hay sân thượng, là có thể tự tay trồng rau sạch cho gia đình mình.

Hiện nay, mô hình trồng rau thủy canh quy mô công nghiệp đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Mô hình này không chỉ cung cấp rau sạch mà còn có chi phí duy trì thấp và lợi nhuận cao, trong khi nhu cầu về rau sạch trên thị trường luôn cao.

Nuôi trồng thủy canh, hệ sinh thái trồng cây, nuôi cá (Aquaponics)

Aquaponics là hệ thống kết hợp trồng rau thủy canh hữu cơ (Organic) và nuôi cá tại nhà với nguyên tắc “3 Không”: Không dùng đất; Không phân bón; Không cần tưới. Hệ thống này cung cấp cả cá sạch và rau sạch cho nhu cầu hàng ngày.

Aquaponics hoạt động theo chu trình khép kín tại nhà. Chất thải của cá được lọc qua vi sinh và chuyển hóa thành chất dinh dưỡng (Nitrat) để nuôi cây, trong khi rễ cây hấp thụ chất dinh dưỡng, lọc sạch nước và trả lại cho bể cá.

Nước này có thể được tái sử dụng vô thời hạn và chỉ cần bổ sung khi bị bay hơi. Quy trình này được lặp đi lặp lại tạo thành Aquaponics tuần hoàn khép kín.

Phương pháp này không chỉ giúp tự động làm sạch hồ cá mà còn cung cấp rau sạch hữu cơ. Các gia đình sở hữu sẵn hồ cá cảnh hoặc nuôi cá có quy mô lớn thì công nghệ Aquaponics càng tối ưu hơn, vừa tự động làm sạch hồ cá, vừa cung cấp rau sạch hữu cơ cho bữa ăn hàng ngày.

Du lịch gắn với nông nghiệp xanh

Du lịch kết hợp với nông nghiệp xanh đã mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cho nhiều địa phương và doanh nghiệp. Sự tham gia trực tiếp của người nông dân không chỉ làm phong phú và hấp dẫn thêm sản phẩm du lịch mà còn giúp họ tăng thu nhập.

Một số tour du lịch tiêu biểu của loại hình này bao gồm trải nghiệm và tham quan nông trường Mộc Châu, ngắm ruộng bậc thang và thăm quan bản làng tại Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai, Lai Châu hay tham gia các hoạt động nghề nông ở Hội An như làng rau Trà Quế, làng gốm Thanh Hà, làng rau An Mỹ, làng chài Cù Lao Chàm và làng bắp Cẩm Nam.

Mô hình cánh đồng mẫu lớn là một trong những mô hình nông nghiệp xanh tiêu biểu, thường áp dụng cho việc trồng cây lương thực như lúa mì, lúa gạo. Mô hình này có sự liên kết chặt chẽ giữa các bên liên quan, bao gồm cả sự hỗ trợ từ Nhà nước, nhằm khắc phục những hạn chế của cuộc cách mạng xanh.

Người nông dân sẽ được hỗ trợ về máy móc như máy gặt và kỹ thuật hiện đại. Áp dụng mô hình cánh đồng mẫu lớn giúp giảm diện tích đất canh tác nhỏ lẻ, đảm bảo an toàn môi trường sinh thái và dễ dàng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chẳng hạn như sử dụng máy bay nông nghiệp.

Tham khảo: Năng lượng không tái tạo là gì? Các phương án thay thế

Những thách thức và giải pháp đề ra đối với nông nghiệp xanh

Nông nghiệp Việt Nam đang dần chuyển đổi mô hình sản xuất để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và tiêu dùng xanh. Tuy nhiên, đây là một quá trình đầy khó khăn và thách thức đối với việc phát triển này. Do đó, cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu về giải pháp phát triển nông nghiệp xanh nhằm tháo gỡ những khó khăn hướng tới một nền nông nghiệp bền vững.

Nông nghiệp xanh tại Việt Nam những năm qua đã có những bước phát triển vượt bậc. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số “điểm nghẽn” cần được tháo gỡ để gia tăng hiệu quả và hướng đến sự phát triển bền vững:

Để hội nhập thành công trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, Việt Nam cần có những bước tiến đột phá, hướng đến xây dựng hệ thống lương thực thực phẩm xanh, ít phát thải và bền vững. Dưới đây là một số giải pháp:

Thu hút nguồn lực đầu tư và xây dựng, phát triển kinh tế xanh

Ngành nông nghiệp cần huy động từ các nguồn lực xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp nhằm mục đích tăng trưởng xanh. Tăng cường hợp tác với các quốc gia tiên tiến để học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận nguồn tài chính và chuyển giao công nghệ hiện đại.

Đưa Việt Nam trở thành hình mẫu nông nghiệp xanh, carbon thấp, an toàn thực phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.

Để xây dựng nền kinh tế xanh và phát triển nông nghiệp, các doanh nghiệp và người dân cần đổi mới tư duy và nhận thức để chủ động thúc đẩy kinh tế và tiêu dùng xanh.

Ngành nông nghiệp cần tạo đột phá bằng hệ thống giải pháp đồng bộ, phát triển nông nghiệp sinh thái theo hướng đa giá trị, đa ngành và lồng ghép các giá trị kinh tế, xã hội và môi trường. Đồng thời, tận dụng tối đa các ưu thế tự nhiên từ các vùng miền cho việc phát triển nông nghiệp, đảm bảo sự tương tác với môi trường sinh thái.

Chính sách tín dụng vốn đầu tư phù hợp

Doanh nghiệp đảm bảo có chính sách tín dụng vốn đầu tư phù hợp cho các hộ gia đình để họ mở rộng quy mô sản xuất.

Việc thúc đẩy hình thành và phát triển các mô hình sản xuất theo hướng xanh cần có vốn đầu tư lớn so với sản xuất thông thường. Các phương thức, thủ tục cho vay và thu nợ cũng cần đơn giản, phù hợp với đặc điểm từng loại mô hình.

Người dân cần được nâng cao kiến thức và kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi thông qua mạng lưới khuyến nông. Từ đó giúp họ có thể chủ động trong sản xuất dựa vào những kiến thức của bản thân. Ngoài ra cũng cần đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học mới vào trong hoạt động sản xuất.

Để giải quyết vấn đề thị trường này, các địa phương cần tạo dựng vùng sản xuất chuyên canh, có quy mô lớn, được chuẩn hoá với quy trình canh tác chặt chẽ. Đồng thời, việc chuyển đổi số cũng giúp khớp nối thông tin giữa sản xuất và tiêu thụ. Từ đó truy xuất được nguồn gốc của sản phẩm. Đây là yếu tố hàng đầu để định vị nền nông nghiệp.

Chính sách bảo hiểm nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp có tính rủi ro cao từ các yếu tố như thời tiết, khí hiệu, do đó, cần có chính sách bảo hiểm cho ngành nông nghiệp. Đây là một lĩnh vực mới đối với người nông dân và tổ chức bảo hiểm. Nhà nước cần đề ra chính sách hỗ trợ tổ chức thực hiện các bảo hiểm nông nghiệp phù hợp.

Xem thêm: Năng lượng không tái tạo là gì? Các phương án thay thế