Xkld Malaysia 2022 Cần Gì Tiếng Việt Nam
Làm thế nào để gia tăng kim ngạch, đẩy mạnh xuất khẩu các ngành hàng thuỷ hải sản, máy móc thiết bị, đồ gỗ, nông sản, rau quả, thủ công mỹ nghệ vào thị trường Malaysia?Đó là vấn đề được đặt ra tại hội thảo “Kinh doanh với thị trường Malaysia”, do Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Malaysia tổ chức ngày 10/10 tại Hà Nội.Đại diện của Bộ Công Thương cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu sang Malaysia 1,35 tỷ USD và nhập khẩu từ Malaysia 1,884 tỷ USD. Tuy vậy, theo thống kê của Malaysia, kim ngạch buôn bán với Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ (khoảng 0,5% thị phần) so với kim ngạch buôn bán của Malaysia với thế giới. Mặc dù Việt Nam hiện đang đứng thứ 19 trong danh sách các nhà nhập khẩu của Malaysia (nếu tính chung cả xuất nhập khẩu, Việt Nam đứng thứ 22), trong ASEAN thì Việt Nam là bạn hàng lớn thứ 5 của Malaysia và theo thống kê của Việt Nam, thương mại giữa hai nước trong những năm gần đây tăng trung bình 20%/năm. Nếu như năm 1992, kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều giữa Việt Nam và Malaysia mới chỉ đạt 160 triệu USD, thì năm 2002 đã vươn tới con số trên 1 tỷ USD. Đặc biệt, đến năm 2007, trao đổi thương mại 2 chiều đã đạt 3,68 tỷ USD, tăng 36,09% so với năm 2006.Theo Thương vụ Việt Nam tại Malaysia, nhu cầu tiêu thụ thuỷ hải sản tại Malaysia ngày một tăng, hiện đang ở mức 45 kg/người/năm. Con số này được dự báo sẽ tăng lên mức 61 kg/người/năm vào năm 2010. Hàng năm, Malaysia nhập khẩu trên 300 ngàn tấn hải sản các loại (nhưng cũng xuất khẩu khoảng trên 30 ngàn tấn). Vì vậy, đây là một trong những nhóm hàng chủ yếu mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh hơn nữa kim ngạch xuất khẩu vào Malaysia trong thời gian tới. Với vị trí thứ 8 trong tổng số 63 nước xuất khẩu các sản phẩm cá vào Malaysia hiện nay, Việt Nam đã chiếm được 7,83% thị phần nhập khẩu của nước này. Riêng các mặt hàng như tôm (chiếm 6,67% thị phần), cua, mực, nhuyễn thể... của Việt Nam đang đứng hàng thứ 3 sau Trung Quốc và Thái Lan.Kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng máy móc thiết bị Việt Nam đang đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vào Malaysia. Bộ Công Thương cho rằng, nhóm các mặt hàng này vẫn sẽ tăng trong những năm tới và ở mức cao, khoảng 15-20%, đặc biệt đối với các mặt hàng điện tử. Nhóm các mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu sang Malaysia cũng liên tục tăng trong những năm gần đây. Đồ gỗ thành phẩm và bán thành phẩm của Việt Nam đang giữ vị trí thứ 7/65 nước xuất khẩu cùng chủng loại sản phẩm vào Malaysia, chiếm 2,27% thị phần. Đồ nội thất cũng đứng thứ 7/69 nước xuất khẩu, chiếm 4,45% thị phần...Đối với các mặt hàng nông sản thì trước đây của Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia khoảng 10.000 - 13.000 tấn lạc nhân/năm. Tuy nhiên, một hạn chế lớn trong các lô hàng xuất khẩu là phẩm chất không đồng đều so với lạc Trung Quốc, Ấn Độ. Malaysia cũng quy định hàm lượng aflatoxin không vượt quá mức 5PPB.Vì vậy, một lời khuyên hữu ích được các chuyên gia đưa ra là các doanh nghiệp nên đặc biệt lưu ý đến vấn đề chất lượng sản phẩm xuất khẩu, bởi người tiêu dùng Malaysia rất có ấn tượng với hương vị của lạc Việt Nam và khả năng tiêu thụ trên 10.000 tấn lạc nhân/năm hoàn toàn trong tầm tay.Về lương thực, Malaysia mới tự túc được khoảng 70% nhu cầu (tương đương 1 triệu tấn). Mặc dù Malaysia cũng xác định sản xuất lúa gạo là một ngành kinh tế trụ cột vì Malaysia hiện có khoảng 300 ngàn nông dân sống dựa vào trồng lúa. Theo số liệu thống kê, trung bình Malaysia mua khoảng 150 - 200 ngàn tấn gạo của Việt Nam.Nhưng những năm gần đây, lượng nhập khẩu đang có xu hướng tăng cao (năm 2003 nhập trên 600 ngàn tấn, năm 2005 trên 400 ngàn tấn) do gạo nhập khẩu từ Việt Nam ngoài phục vụ cho tiêu thụ trong nước thì Malaysia cũng xuất khẩu sang các thị trường khác như Indonesia, Fiji.Trong số các sản phẩm rau quả xuất khẩu, hiện Việt Nam chủ yếu xuất khẩu quả thanh long vào Malaysia. Bình quân một tháng chính vụ xuất được khoảng 20 - 30 container, chiếm khoảng 0,35% thị phần. Ngoài bán trên thị trường, Malaysia còn dùng làm nguyên liệu chế biến nước quả thanh long đóng hộp. Trên thực tế, hiện Malaysia đã trồng được khoảng trên 40 ha và đang khai thác 20 ha thanh long ruột đỏ. Giá thanh long này đắt gấp 2 lần thanh long nhập khẩu từ Việt Nam và hiện vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.Bộ Công Thương nhận định nhóm mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam cũng rất giàu tiềm năng xuất khẩu sang Malaysia bởi phụ nữ Malaysia và khách du lịch (trên 15 triệu khách/năm) rất thích các mặt hàng này. Mỗi phụ nữ Malaysia hàng năm cần 40 bộ trang phục đi kèm là ghim cài khăn, ghim cài cổ áo. Những đồ trang sức này có thể làm từ vàng bạc, đá quý, vật liệu giả đá, mạ vàng, mạ bạc... Theo ông C.K.Ng, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Quốc tế Malaysia, Chính phủ Malaysia đang điều chỉnh cơ cấu sản xuất công nghiệp, tập trung vào các ngành công nghệ cao, công nghệ sinh học và chủ trương di chuyển các ngành sản xuất cần nhiều lao động sang các nước có nguồn lao động rẻ, trong đó Việt Nam là một trong 2 nước Đông Nam Á được hướng đến (cùng với Campuchia) để từ đây xuất khẩu sang nước thứ 3 nhằm duy trì thị phần của các hàng hoá của Malaysia trên thị trường quốc tế.Vì vậy, bà Nguyễn Thị Côi, nguyên Tham tán thương mại Việt Nam tại Malaysia, khẳng định trong vài năm tới, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Malaysia sẽ còn giữ ở mức cao bởi tất cả những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia đều nằm trong 10 nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của Malaysia. Hơn nữa, Malaysia còn có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu để đáp ứng sản xuất trong nước.
Xem Tây Du Ký Trương Vệ Kiện
- Danh nhân văn hoá của dân tộc . Tên khai sinh: Trương Chánh Ký , sau đổi là Trương Vĩnh Ký , tự là Sĩ Tải , tên thánh: Jean Baptiste Pétrus . Quê ở làng Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre).
- Mồ côi cha rất sớm, Trương Vĩnh Ký lần lượt được các linh mục như Cố Tám, Cố Long nuôi dưỡng, dạy dỗ. Ong học hai năm ở giaó đường Cái Nhum, ba năm ở trường đạo Pônhalư (Campuchia) và tám năm ở chủng viện Dulaima ( Penang, Malaisia).
- Tại những nơi này, đặc biệt là ở Dulaima, ông được học với nhiều thầy giỏi và tiếp xúc với bạn học ở nhiều nước khác nhau. Với trí thông minh phi thường, với tinh thần cần cù hiếm thấy, Trương Vĩnh Ký luôn luôn là một học sinh xuất sắc toàn diện. Riêng về ngoại ngữ, lúc mới 22 tuổi (năm 1859) ông đã có thể sử dụng thông thạo 15 ngôn ngữ phương Tây và 11 ngôn ngữ phương Đông.
- Năm 1860, ông nhận lời làm phiên dịch cho Pháp.
- Năm 1863, là thành viên của phái đoàn Phan Thanh Giản sang Pháp. Sau khi về nước, ông hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và báo chí. Năm 1866, làm hiệu trưởng trường đào tạo thông dịch viên ở Sài Gòn. Năm 1869 làm chủ nhiệm Gia Định báo.
- Năm 1886 được toàn quyền Paul Bert vốn là giáo sư đại học Bordeaux, viện sĩ viện hàn lâm Pháp mà ông đã kết giao thân mật từ chuyến đi Pháp cử làm cố vấn cho vua Đồng Khánh với tư cách Hàn lâm viện thị giảng học sĩ. Ông đã tham mưu cho nhà vua làm một số điều ích quốc lợi dân (đào kinh Mang Cá ở Huế, đắp đường ở Quảng Nam v.v…). Dù được mời mọc, ông cũng không chịu nhập quốc tịch Pháp cũng như không nhận những chức vụ cao trong bộ máy hành chính của Pháp.
- Những năm cuối đời, ông chuyên tâm dạy học và viết sách. Ông đã góp phần đào tạo cho đất nước hàng ngàn trí thức trẻ và để lại cho kho tàng văn hóa dân tộc và nhân loại hơn 120 tác phẩm về nhiều chuyên ngành: ngôn ngữ, lịch sử, địa lý, pháp luật, kinh tế, chính trị, sinh học, văn học v.v… Những công trình này đã có tác dụng khai sáng cho thế hệ trẻ, mở mang sự hiểu biết: hiểu biết thiên nhiên, hiểu biết xã hội, hiểu biết con người.
- Học giả Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố đã nhận xét: “Khi lướt qua danh mục những tác phẩm của Pétrus Ký, những tác phẩm này khiến người ta phải ngạc nhiên và gần như khiếp đảm bởi số lượng và tính đa dạng của chúng” (Bulletin de I’Enseignement mutuel du Tonkin. Tập 17 ngày 1.6.1943).
- Trương Vĩnh Ký đặc biệt quan tâm đến việc bước đầu hoàn thiện và phổ biến chữ quốc ngữ. Với tầm nhìn hết sức sáng suốt, ông thấy rõ giá trị, tác dụng vô cùng lớn lao của công cụ biểu đạt này, nên đã mạnh dạng đưa nó thóat khỏi bốn bức tường kín của tu viện và đặt nó giữa lòng cuộc sống, trước hết là trường học (Trường thông ngôn Sài Gòn mà ông là Hiệu trưởng) và báo chí (Gia Định báo, tờ báo đầu tiên của nước ta mà ông là chủ bút).
- Lúc sinh thời, Trương Vĩnh Ký được giới khoa học Châu Âu tôn trọng, đánh giá rất cao. Ông được mời làm hội viên các hội Nhân chủng học, Địa lý Paris, Giáo dục nhân văn và khoa học… Năm 1874, ông được phong Giáo sư ngôn ngữ Á Đông và được tôn vinh là một trong mười tám “toàn cầu bác học danh giá” ngang với những tên tuổi lẫy lừng của phương Tây thời đại đó.
- Nhân dân ta kính trọng ông – một nhà bác học, một nhà giáo dục, một nhà văn hóa lớn vừa có nhân cách trong sạch cao thượng vừa có chân tài. Lịch sử đã và sẽ tiếp tục ghi nhận công lao của Trương Vĩnh Ký với tư cách người đi tiên phong trong công cuộc chuẩn bị duy tân cho đất nước.